Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những câu hỏi thường gặp về điều trị thiếu máu

Thiếu máu là một bệnh rất phổ biến, được xác định khi khi nồng độ Hemoglobin máu bị hạ thấp, nguyên nhân phần lớn là do thiếu sắt và một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Thiếu máu có thể xảy ra do số lượng hồng cầu ít, có đủ hồng cầu nhưng hàm lượng hemoglobin thấp hoặc hemoglobin đã bị thay đổi về mặt di truyền. Điều trị về thiếu máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Nếu bạn có số lượng hồng cầu bình thường nhưng có lượng hemoglobin thấp nghĩa là bạn có thể sẽ bị thiếu sắt, vitamin B12 hoặc folate. Thiếu sắt có thể do mất máu nhiều. Bổ sung đủ sắt có thể sẽ giúp điều trị được tình trạng thiếu máu.

Giảm số lượng hồng cầu có thể là do đang sử dụng một số loại thuốc làm suy giảm chức năng sản xuất hồng cầu. Ngừng thuốc hoặc giảm liều thường sẽ có ích. Đôi khi các bệnh mạn tính như suy tim là nguyên nhân gây suy giảm hồng cầu.

Hồng cầu sống được khoảng 120 ngày, sau đó sẽ bị phá huỷ và hemoglobin sẽ được tái sử dụng. Nếu quá trình phá huỷ hồng cầu diễn ra nhanh hơn quá trình tạo ra hồng cầu, cần được xét nghiệm tuỷ xương để xác định nguyên nhân và điều trị.

Làm thế nào để biết việc điều trị thiếu máu không hiệu quả?

Điều trị sẽ không hiệu quả nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất, đôi khi sẽ đi kèm khó thở khi tập thể dục nhẹ. Nguyên nhân là vì chức năng chính của hồng cầu là lấy oxy từ phổi để đưa đến các cơ quan khác của cơ thể. Không đủ oxy ở các mô có nghĩa là các cơ bắp của bạn sẽ bị mệt nhanh hơn hoặc suy nghĩ của bạn sẽ không được rõ ràng. Trong một số trường hợp, tim của bạn cũng sẽ bị loạn nhịp.

Vậy phải làm gì?

Đôi khi, nhiều người sẽ không hấp thu được sắt hoặc vitamin theo đường uống, hoặc họ không uống đủ đều để điều trị. Các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn cũng có thể làm cản trở quá trình hấp thu các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Trong những trường hợp này, có thể lựa chọn tiêm sắt hoặc vitamin B12.

Tiếp theo, sẽ phải tiến hành thăm khám tổng thể để loại trừ các bệnh mạn tính. Nếu bạn vẫn bị thiếu máu, hoặc nếu bạn đã ngoài 50 tuổi, có thể sẽ cần tiến hành nội soi dạ dày hoặc đại tràng để tìm kiếm các nguyên nhân gây chảy máu trong.

Nếu tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ cần truyền máu.

Tác dụng phụ của điều trị thiếu máu? cách kiểm soát các tác dụng phụ?

Bổ sung sắt theo đường uống thường là biện pháp điều trị đầu tay, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm giàu sắt như rau có lá màu xanh đậm, thịt màu đỏ. Tuy nhiên, bổ sung viên sắt có thể sẽ gây táo bón, do vậy, cần đảm bảo chế độ ăn của bạn cũng giàu chất xơ khi đang bổ sung sắt. Nếu bạn truyền sắt, bạn cần có sự giám sát của bác sỹ để dự phòng các phản ứng dị ứng.

Nguy cơ của việc không điều trị thiếu máu?

Nguy cơ chính của việc không điều trị thiếu máu là một số cơ quan quan trọng như não, tim hoặc thận sẽ bị thiếu oxy. Đây cũng là một nguy cơ lớn đối với sức khoẻ nến bạn đang mang thai. Khi không được điều trị, một số người sẽ thấy rằng suy nghĩ của họ sẽ không được rõ ràng hoặc họ sẽ trở nên hay quên hơn. Mệt mỏi là vấn đề thường gặp nếu không điều trị.

Triệu chứng của tình trạng thiếu máu nặng bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi, chóng mặt, hoặc tức ngực. Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên bởi chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực phẩm giàu sắt có giúp ích với tình trạng thiếu máu không?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu là thiếu sắt. Nếu đây là nguyên nhân thiếu máu của bạn, thì việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt có thể sẽ giúp ích. Tuy nhiên, sắt sẽ được hấp thu tốt nhất từ thực phẩm và ở những người trẻ. Một số người có độ acid dạ dầy không có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt, và do vậy, bổ sung vitamin C sẽ giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Nếu thiếu máu không do thiếu sắt, thì việc bổ sung sắt có thể sẽ không giúp ích, thậm chí còn dẫn đến tình trạng thừa sắt trong cơ thể.

Bao lâu nên đi kiểm tra thiếu máu 1 lần?

Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân thiếu máu.

Nếu nguyên nhân là do thiếu sắt, bác sỹ sẽ kiểm tra số lượng hồng cầu và hàm lượng sắt sau 1 tháng. Hàm lượng sắt thường sẽ trở về bình thường sau 2-4 tháng bổ sung. Bổ sung vitamin B12 và folate cũng cần thời gian tương tự để có hiệu quả.

Với các trường hợp thiếu máu khác, bác sỹ sẽ trao đổi cụ thể với bạn sau mỗi lần thăm khám.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu và những điều bạn cần biết

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm