Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về xét nghiệm sắt huyết thanh?

Xét nghiệm sắt huyết thanh dùng để đo lượng sắt có trong máu.

Bạn biết gì về xét nghiệm sắt huyết thanh?

Nồng độ sắt  trong máu cao hay thấp có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Kết quả xét nghiệm giúp các bác sỹ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng hiện tại của bạn.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh?

Nếu kết quả một số xét nghiệm như tổng phân tích máu, hemoglobin bất thường, hoặc nghi ngờ bạn bị thiếu máu thì bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh.

Để thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh, bạn cần lưu ý:

Để thực hiện xét nghiệm, bạn cần phải lấy một chút máu. Vị trí lấy máu thường là tĩnh mạch mu bàn tay hoăc cánh tay. Mẫu máu sau đó được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích.

Trước khi xét nghiệm, bạn cũng cần nhịn đói (không ăn hoặc uống, có thể uống nước lọc) thời gian khoảng 12 tiếng đồng hồ. Bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, trước 10 giờ, bởi đây là khoảng thời gian sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.

Những triệu chứng của cơ thể khi nồng độ sắt huyết thanh bất thường

Các dấu hiệu sớm của tình trạng thiếu sắt bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đau đầu

Một số triệu chứng khác của thiếu sắt khi tình trạng nặng hơn, bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Khó tính, hay cáu gắt
  • Mệt mỏi
  • Loét miệng, lưỡi
  • Hội chứng Pica (Người mắc hội chứng này thích ăn những đồ vật không phải là thức ăn như giấy, đất ,…)

Các triệu chứng của dư thừa sắt sắt trong cơ thể, bao gồm:

  • Đau bụng, đau các khớp
  • Da đen xạm
  • Mệt mỏi
  • Gặp các vấn đề về tim
  • Cảm giác thiếu năng lượng
  • Giảm ham muốn tình dục
     

Đánh giá kết quả xét nghiệm 

Để đánh giá toàn diện lượng sắt có trong máu, cùng với xét nghiệm sắt huyết thanh, bác sỹ có thể chỉ định các xét nghiệm phần trăm độ bão hòa transferrin (%TS), khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC). Kết quả các xét nghiệm sau đó được so sánh với khoảng giá trị bình thường như sau:

  • Sắt huyết thanh: 60-170 µg/dL
  • Phần trăm độ bão hòa transferrin (%TS): 25-35%
  • Khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC): 240-450 µg/dL

Transferrin là một protein trong máu, giúp vận chuyển sắt đến các cơ quan cần sắt trong cơ thể như: tủy xương, tổ chức cơ. Xét nghiệm cho biết lượng sắt gắn với protein transferrin, từ đó bác sỹ có thể nhận định được trong máu đang thiếu hay dư thừa sắt.

Khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC) giúp đánh giá lượng transferrin vận chuyển sắt như thế nào trong cơ thể.

Nồng độ sắt huyết thanh thấp 

Nguyên nhân giảm lượng sắt huyết thanh thường gặp là ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc có thể thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết hay cơ thể bạn giảm hấp thu sắt.

Ngoài ra, nồng độ sắt thấp trong máu còn gặp trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Thiếu máu
  • Xuất huyết tiêu hóa

Nồng độ sắt huyết thanh cao

Sắt huyết thanh cao trong máu khi hay gặp khi bạn sử dụng thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B6, vitamin B12. Một số trường hợp bệnh lý sau cũng có thể dẫn đến lượng sắt trong máu cao:

  • Thiếu máu tan máu: tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt do bất thường về đời sống hồng cầu
  • Các bệnh lý về gan: hoạt tử tế bào gan, viêm gan
  • Ngộ độc sắt: khi bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt

Lưu ý rằng một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm, ví dụ như thuốc tránh thai. Vì vậy, trước khi xét nghiệm, hãy thông báo cho bác sỹ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng.

​Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 triệu chứng không phổ biến của tình trạng thiếu máu

Lê Văn Công - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm