Theo Đông y, rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống. Lá chanh chứa tinh dầu, có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, chỉ khái, sát khuẩn. Quả chanh vị chua, tính bình có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Vỏ quả chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu cho vào nước tắm chữa chứng hay hoảng hốt, sợ hãi, trầm uất. Hạt chanh chứa dầu béo và chất đắng chữa ho, mất tiếng, chữa ngộ độc. Dịch chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, tiêu diệt vi khuẩn đường ruột.
Những bài thuốc từ cây chanh:
Chữa ho lâu ngày, ho gà, mất tiếng: Dùng một trong số bài thuốc sau:
Bài 1: rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.
Bài 2: rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).
Bài 3: hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g. Các dược liệu cho vào máy xay sinh tố nghiền nát với 200ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống trong ngày.
Bài 5: lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g. Sắc uống.
Chữa đau răng, sâu răng: rễ chanh 12g, rễ cây cà dại 10g, vỏ cây lai 10g, vỏ cây trám 10g. Sắc lấy nước đặc, ngậm trong 5 - 10 phút rồi nhổ bỏ.
Rễ cây chanh có tác dụng chữa đau răng, sâu răng.
Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ hôi.
Chữa hắc lào, lở chốc: dịch chanh 1 thìa cà phê hòa với bột long não 1g, rễ cây hoa bạch xà giã nhỏ bôi vào vết thương.
Trị mụn có mủ: lá chanh, lá gai tầm xọng hoặc lá bưởi bung, tinh tre, phơi khô tán bột, rây mịn, rắc hàng ngày.
Chữa ngộ độc: hạt chanh 10g, gừng tươi 3 lát, phèn chua 1g. Tất cả giã nhỏ, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.
Chữa rắn cắn: rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, gừng 2g, phèn chua 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi để nguội, lọc kỹ, chia 2 lần. Mỗi lần uống cách nhau 2 giờ.
Hoặc dùng bài: hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, củ gấu 20g, rễ thạch xương bồ 12g. Tất cả dùng tươi cho vào máy xay sinh tố, thêm 300ml nước ấm, chút muối ăn, xay đều, rồi lọc lấy nước. Người lớn uống làm 2 lần, cách nhau 20 phút. Trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 - 1/3 liều người lớn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 16 Lợi ích từ chanh có thể bạn chưa biết
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.