Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết suy giảm nội tiết tố nữ - Estrongen

Estrogen là một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Khi việc sản sinh estrogen không đủ, dẫn đến thiếu hụt, sẽ gây ra những mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ thể.

1. Vai trò của estrongen

Nội tiết tố nữ estrogen giúp cho chị em có thân hình mềm mại, eo thon, ngực nở. Estrogen làm cho da của phụ nữ mịn màng và tươi nhuận. Hơn nữa, estrogen quyết định, chi phối sự phát triển những đặc điểm sinh dục nữ như: mọc lông mu, phát triển vú, tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên làm cho vú to và chắc.

Estrongen làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển, phát triển, tăng tiết dịch nhờn, chống được nhiễm khuẩn. Estrogen làm niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt, giúp điều hòa kinh nguyệt. Một vai trò quan trọng của nội tiết tố nữ là duy trì ham muốn và khả năng tình dục.

Những hệ lụy sức khỏe ở phụ nữ khi suy giảm nội tiết tố estrogen.

Estrogen ảnh hưởng đến sự phát triển về độ dày và thành cơ trong ống dẫn trứng, cũng như sự co thắt các cơ quá trình di chuyển trứng và tế bào tinh trùng được thuận lợi hơn.

Estrogen có vai trò quyết định sự phát triển của vòng 1 trong thời niên thiếu, sắc tố của đầu ti, tiết sữa khi cho con bú và ngừng tiết sữa khi trẻ thôi bú mẹ. Vòng 1 của chị em săn chắc hay chùng não, căng tròn hay lép kẹp là phụ thuộc phần lớn vào hormone này.

Ngoài ra, estrogen còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn cản quá trình oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu động mạch vành, ổn định huyết áp. Estrogen giúp gắn kết canxi vào khung xương đồng thời lưu giữ canxi trong xương, góp phần chống tiêu xương và mất xương, có vai trò trong việc giúp cơ thể phụ nữ không bị loãng xương

Sau tuổi 35, buồng trứng bắt đầu giảm tiết estrogen. Lượng estrogen của cơ thể ngày càng hao hụt khi tuổi càng cao. Các lý do dưới đây là câu trả lời cho vì sao thiếu hụt estrogen.

  • Mắc các bệnh lý về buồng trứng phải điều trị hoặc phẫu thuật .

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh.

  • Do tuổi tác.

  • Rối loạn tuyến yên, tuyến giáp cũng khiến bạn bị thiếu hụt nội tiết tố nữ.

  • Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen sẽ làm người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm sinh lý: nám da, dáng vẻ bên ngoài thay đổi xấu hơn, hay cáu gắt, khó chịu, giảm ham muốn với chồng…

3. Biểu hiện khi suy giảm nội tiết tố estrogen

Khi nồng độ estrogen bị suy giảm gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể phụ nữ như:

  • Giảm tổ chức mỡ dưới da, da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ.

  • Giảm khả năng tiết dịch nhờn âm đạo, âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…

  • Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện: kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn.

  • Tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, hay quên, giảm độ tập trung, tính tình dễ cáu gắt, giận dỗi. Dấu hiệu rối loạn tiền đình như chóng mặt, nhức đầu do rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe...

  • Xuất hiện cơn bốc hỏa.

  • Có cảm giác mệt mỏi, lo âu, stress

  • Đau nhức xương khớp, loãng xương, bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Ngoài ra sự thiếu hụt estrogen còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ huyết khối, gia tăng viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ són tiểu…

Suy giảm estrogen khiến người phụ nữ thay đổi về tâm sinh lý.

4. Cách khắc phục và giảm thiếu hụt estrogen

Để tăng cường estrogen, chị em cần:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn các thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ và giàu vitamin C như: cá hồi, cà chua, cam quýt, chuối, măng tây…

  • Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung các loại hải sản như sò, trai, hến, hàu. 

  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:. gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ.

  • Các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây.

  • Luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý. Như chơi các môn thể thao cầu lông, đi bộ, đi xe đạp.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress kéo dài. Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng nội tiết tố nữ.

BS Trần Phương Thu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm