Rối loạn nội tiết tố gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, suy tuyến giáp, bướu cổ...
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ trên cổ nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, kích thích sự phát triển của cơ thể. Khi tuyến nội tiết này không hoạt động đúng cách, nó có thể sản xuất nhiều hoặc ít hormone hơn nhu cầu của cơ thể. Cả 2 trường hợp đều gây ra những triệu chứng khó chịu như thay đổi cân nặng đột ngột, thay đổi tâm trạng, các vấn đề về da, thậm chí là ung thư vú.
Dưới đây là 9 yếu tố gây mất cân bằng nội tiết tố ở cả phụ nữ và nam giới:
Căng thẳng
Căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến các hệ thống trong cơ thể bao gồm: nội tiết tố. Nếu bạn ở trạng thái căng thẳng liên tục, tuyến giáp của bạn sẽ hoạt động không hiệu quả, sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ra các vấn đề về tâm lý, não bộ như: Hoảng loạn, mất trí nhớ dài hạn.
Cuộc sống bận rộn, làm việc căng thẳng, thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Để đánh bay căng thẳng, các bác sỹ khuyến cáo bạn nên ngủ đủ giấc, thường xuyên đi bộ và tập thể dục. Trong một số trường hợp, bạn cần gặp bác sỹ để được tư vấn, hỗ trợ và giải tỏa các vấn đề tâm lý.
Căng thẳng, mệt mỏi là tác nhân gây ra bệnh trầm cảm
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất béo
Khi bắt đầu chế độ ăn kiêng, bạn nên cân đối các loại thực phẩm chúng ta nên và không nên sử dụng. Chế độ ăn ít chất béo không lành mạnh sẽ giúp bạn Giảm cân hiệu quả. Điều này không có nghĩa là bạn cắt bỏ hoàn toàn cả những chất béo tốt trong chế độ ăn. Bởi chất béo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và tuyến giáp.
Do đó, bạn nên duy trì sử dụng các chất béo lành mạnh có trong dầu olive, hạt lanh, trứng, thịt, cá, mầm lúa mì và các sản phẩm từ sữa theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành chứa nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin, có thể thay thế cho các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sản phẩm từ đậu nành có thể gây kháng tuyến giáp, làm cho tuyến giáp hoạt động chậm hơn do thiếu iod. Do đó, bạn nên cân đối các sản phẩm từ đậu nành trong chế độ ăn và bổ sung nhiều thực phẩm giàu iod như: Rau, quả mọng, trái cây, hải sản.
Ăn quá nhiều rau họ cải
Các nhà khoa học từ Đại học bang Oregon chỉ ra các loại rau cải tươi như bắp cải, củ cải… có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, đặc biệt đối với người bị thiếu iod. Các hợp chất glucosinolates, nitơ, lưu huỳnh trong củ cải xâm nhập vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, thậm chí gây bướu cổ. Do đó, bạn chỉ nên ăn vừa đủ các loại rau họ cải và bổ sung thêm củ dền, cà chua, cần tây trong chế độ ăn.
Những loại cải này thường có vị hơi đắng do chứa glucosinolates, nitơ, lưu huỳnh
Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm bảng xếp hạng phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường (carbohydrate). Chỉ số đường huyết cao có nghĩa tốc độ trao đổi chất quá nhanh. Các sản phẩm đường huyết cao là đồ ngọt, bánh ngọt, mì ống và gạo trắng. Những thực phẩm này chứa một lượng lớn carbohydrate và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ iốt. Thiếu iod có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp, gây mất cân bằng hormone.
Điều này có nghĩa, bạn cần cân đối các sản phẩm có chỉ số đường huyết cao trong chế độ ăn uống để giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh.
Sử dụng nhiều bơ và bơ thực vật
Bơ và bơ thực vật nằm trong danh sách thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Cholesterol ảnh hưởng đến sự cân bằng lipid và hoạt động của tuyến giáp. Các nhà khoa học không khuyến cáo ngừng sử dụng các sản phẩm chứa chất béo từ động vật bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như selen và vitamin D. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng bơ trong chế độ ăn. Đặc biệt, bạn cần tránh sử dụng bơ thực vật vì chúng được làm từ các chất béo chuyển hóa, gây mất cân bằng nội tiết, béo phì và các vấn đề về tim mạch.
Sử dụng nhiều sản phẩm chứa caffeine
Bắt đầu ngày mới với 1 cốc cà phê giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả nhưng sử dụng quá nhiều thì không phải là một ý tưởng tốt. Cà phê và trà chứa hàm lượng caffeine cao, làm tăng lượng cortisol trong cơ thể. Hormone căng thẳng này ảnh hưởng đến tuyến giáp, cản trở quá trình trao đổi chất.
Các nhà khoa học tranh luận về những tác động đến sức khỏe của cà phê khi sử dụng 2 – 6 cốc/ngày. Thông thường, khoảng 150g cà phê chứa 110 - 160mg caffeine (tùy thuộc vào loại cà phê). Bên cạnh đó, socola, đồ uống có gas và nước tăng lực cũng chứa caffeine.
Các chất kích thích như rượu, caffeine, thuốc lá gây mất cân bằng nội tiết tố
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư phổi mà còn ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Các chất trong thuốc lá kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone, gây ra chứng cường giáp.
Hơn nữa, cơ thể phải mất 6 ngày để loại bỏ những độc tố có trong khó thuốc, khiến lượng iod trong tuyến giáp giảm đáng kể. Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng lên, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây mất cân bằng nội tiết tố.
Lạm dụng rượu
Lạm dụng rượu có thể làm tăng hoặc giảm sản xuất hormone tuyến tụy. Hormone tuyến giáp hoạt động không hiệu quả dẫn đến chứng mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm: Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
Các vấn đề về tuyến giáp cũng có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh thực vật, dẫn đến run, nhịp tim nhanh, rối loạn đường ruột, thay đổi tâm trạng và các triệu chứng khó chịu khác. Nếu tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, lượng hormone dư thừa có thể làm chậm quá trình tổng hợp dehydrogenase - enzyme có trong gan, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa rượu.
Do đó, rượu là tác nhân gây mất cân bằng nội tiết ở cả phụ nữ và nam giới.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường typ 2
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.