Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây ra chảy máu mũi vào ban đêm?

Thức dậy và thấy máu trên gối hoặc mặt của bạn có thể là một trải nghiệm đáng sợ. Nhưng mặc dù chảy máu mũi vào ban đêm có vẻ nguy hiểm, nhưng chúng hiếm khi nghiêm trọng.

Cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, mũi của bạn bị chảy máu khi bị bị tổn thương hoặc bị kích thích. Lớp màng trong mũi đặc biệt có khả năng bị chảy máu vì nó được lót bằng nhiều mạch máu mỏng manh nằm rất gần bề mặt niêm mạc. Đó là lý do tại sao ngay cả những vết thương nhỏ cũng có thể gây chảy nhiều máu. Chảy máu mũi thỉnh thoảng xảy ra thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, bạn có thể gặp vấn đề mà bác sĩ cần kiểm tra. Nguyên nhân gây chảy máu cam vào ban đêm cũng giống như chảy máu cam vào ban ngày. Dưới đây là tổng hợp các yếu tố có thể khiến bạn chảy máu mũi vào ban đêm và cách ngăn ngừa chúng.

1. Khô

Một số yếu tố có thể làm khô niêm mạc mũi của bạn, bao gồm cả việc thiếu hụt dinh dưỡng. Giống như da của bạn bị nứt và chảy máu khi khô, mũi của bạn cũng bị kích ứng và chảy máu khi khô. Làm thế nào để khắc phục tình trạng khô mũi này? Dưới đây là những cách vô cùng hiệu quả:

  • Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bạn vào ban đêm - đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Điều này sẽ bổ sung độ ẩm cho không khí.
  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi trước khi ngủ để giữ ẩm cho đường mũi.
  • Dùng tăm bông thoa một lớp mỏng dầu như Vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin vào bên trong mũi.

2. Ngoáy mũi 

Ngoáy mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam. Bạn có thể làm tổn thương mũi của mình mỗi khi bạn đưa ngón tay vào ngoáy mũi. Cạnh móng tay có thể làm rách các mạch máu mỏng manh nằm ngay dưới bề mặt mũi của bạn. Bạn có thể làm gì? Hãy hạn chế ngoáy mũi và cắt móng tay thường xuyên để móng không làm tổn thương mũi của bạn.

3. Khí hậu

Bạn có nhiều khả năng bị chảy máu cam trong những tháng mùa đông lạnh giá. Hệ thống sưởi nhà của bạn sẽ hút hơi ẩm ra khỏi không khí. Không khí khô làm mất nước mũi của bạn, khiến chúng bị nứt và chảy máu. Sống ở nơi có khí hậu khô hạn quanh năm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiếc mũi của bạn. Bạn có thể làm gì?

  • Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bạn vào ban đêm để bổ sung độ ẩm cho không khí.
  • Dùng nước muối sinh lý (nước muối) xịt mũi trước khi ngủ để giữ ẩm cho đường mũi.
  • Dùng tăm bông thoa một lớp mỏng mỡ bôi trơn hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào bên trong mũi.

4. Dị ứng

Các tình trạng dị ứng gây sụt sịt, hắt hơi và chảy nước mắt cũng có thể khiến bạn bị chảy máu mũi. Dị ứng gây chảy máu mũi theo một số cách khác nhau:

  • Khi ngứa mũi, bạn gãi có thể làm tổn thương mạch máu.
  • Hỉ mũi liên tục có thể làm vỡ mạch máu bên trong.
  • Thuốc xịt mũi chứa steroid và các loại thuốc khác mà bạn sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng làm khô bên trong mũi.

Bạn có thể làm gì?

  • Cố gắng không xì mũi quá mạnh. Hãy nhẹ nhàng.
  • Sử dụng khăn giấy có chứa chất dưỡng ẩm để làm mềm vết thương.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ để thay thế cho thuốc xịt mũi steroid. Xịt nước muối cũng có thể giúp làm sạch nghẹt mũi mà không làm khô mũi.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các mũi tiêm phòng dị ứng hoặc thuốc phòng ngừa khác.
  • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng.

5. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể làm hỏng lớp niêm mạc nhạy cảm của mũi. Cuối cùng, mũi của bạn có thể bị kích ứng đến mức vỡ ra và chảy máu. Hỉ mũi quá thường xuyên khi bị nhiễm trùng cũng có thể gây chảy máu cam. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn bị nhiễm trùng bao gồm:

  • nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • hắt xì
  • ho khan
  • viêm họng
  • sốt
  • nhức mỏi
  • ớn lạnh

Bạn có thể làm gì?

  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi hoặc hít hơi nước từ vòi hoa sen nước nóng để làm thông mũi.
  • Uống nhiều chất lỏng để làm lỏng chất nhầy trong mũi và ngực.
  • Nghỉ ngơi nhiều để giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhanh hơn.
  • Nếu bác sĩ cho biết bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh để làm sạch

Các mẹo khác để kiểm soát chảy máu cam

Nếu mũi của bạn vẫn tiếp tục chảy sau 30 phút - hoặc nếu bạn không thể cầm máu - hãy đến phòng cấp cứu hoặc trung tâm chăm sóc khẩn cấp. Nếu bạn đã cầm máu, điều quan trọng là phải giữ đầu cao hơn tim trong vài giờ tới. Bạn cũng có thể dùng tăm bông thoa dầu khoáng hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào bên trong mũi để làm ẩm vùng này và giúp vết thương mau lành.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chảy máu mũi: nên làm gì?

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm