Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ để có cách phòng tránh thích hợp.

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu không đến được một phần não của bạn, gây thiếu máu cung cấp cho sự sống của tế bào. Các tế bào não có thể phục hồi, nhưng sau một vài phút, chúng có thể chết, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Bạn có thể thay đổi hoặc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao và hút thuốc. Viện Quốc gia Rối loạn thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ ước tính rằng 8 trong số 10 đột quỵ có thể được ngăn chặn.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về bệnh sử và lối sống của bạn để được tư vấn, điều trị các vấn đề về y tế và hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Các vấn đề y tế bạn có thể kiểm soát được

  • Rung nhĩ
  • Các rối loạn về máu như thiếu máu nặng, hồng cầu hình liềm
  • Bệnh tiểu đường
  • Xơ cứng động mạch (còn gọi là xơ vữa động mạch)
  • Bệnh tim
  • Cao huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp)
     
  • Cholesterol máu cao
  • Thừa cân hoặc béo phì

Huyết áp cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn) là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ

Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.

Bệnh mạch vành, suy tim hoặc các bệnh lí tim mạch khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch. Cholesterol cao làm tích tụ mảng bám trong động mạch, có thể ngăn cản lưu lượng máu đến não.

Những người bị bệnh tiểu đường có nguy nguy cơ cao đột quỵ vì họ thường có những vấn đề khác về sức khỏe cũng như các yếu tố nguy cơ đột quỵ, trong đó có huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tim.

Tăng cân cùng với lối sống ít hoạt động làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường.

Thuốc

Các chất làm loãng máu được sử dụng để ngăn ngừa đông máu và giảm nguy cơ đột quỵ cũng có thể làm tăng nguy cơ này nếu sử dụng không đúng cách. Hãy trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn cần phải uống thuốc và bạn đang dùng đúng liều.

Hóc-môn trong thuốc tránh thai và các miếng dán tránh thai, liệu pháp hóc-môn thay thế khiến một số phụ nữ có nguy cơ cao bị đột quỵ. Nếu bạn trên 35 tuổi hay bị cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, hoặc hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ cũng như những lựa chọn của bạn.

Lối sống không lành mạnh

Ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans, cholesterol, muối làm cho bạn có nhiều khả năng bị đột quỵ và các bệnh lí nguy cơ. Không tập thể dục thường xuyên cũng sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

"Những thói quen xấu" khác của đột quỵ bao gồm:

Hút thuốc làm giảm nồng độ oxy trong máu, buộc tim của bạn phải làm việc nhiều hơn và tăng khả năng hình thành các cục máu đông. Nicotine trong khói thuốc làm tăng huyết áp của bạn. Hút thuốc lá cũng có thể gây tổn thương động mạch và làm cho xơ vữa động mạch nặng hơn. Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, những người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Ngay cả những người hút thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nó có thể làm tăng huyết áp và tăng nồng độ một số chất béo trong máu của bạn, có thể gây xơ vữa động mạch. Phụ nữ không nên uống quá 1 ly mỗi ngày và đàn ông là 2 ly.

Ma túy, bao gồm cocaine, heroin và các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ của bạn.

Những gì bạn không thể kiểm soát

  • Tuổi
  • Tiền sử gia đình
  • Giới tính
  • Chủng tộc

Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, thậm chí trẻ em, nhưng nó thường gặp ở người lớn tuổi. Đối với mỗi thập niên sau 55 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi. Đột quỵ thường gặp hơn ở nam giới, nhưng hơn một nửa số người chết vì một cơn đột quỵ là phụ nữ.

Nếu cha mẹ, ông bà, anh, chị, hoặc nếu một thành viên trong gia đình đã bị nhồi máu cơ tim khi trẻ tuổi, nguy cơ đột quỵ của bạn cũng tăng lên.

Người châu Phi, Tây Ban Nha, người Mỹ gốc, và Alaska gốc có nguy cơ cao hơn những người da trắng không phải Tây Ban Nha, người châu Á. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi và có tỉ lệ chết vì đột quỵ cao hơn người da trắng vì họ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.

Một số vấn đề y tế cũng đặt bạn vào nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm:

  • Có tiền sử bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, những cơn thiếu máu thoáng qua
  • Vấn đề về động mạch

Nguy cơ đột quỵ lần thứ hai sẽ cao hơn rất nhiều nếu bạn đã từng bị đột quỵ. Cơn thiếu máu thoáng qua cũng là một dấu hiệu không nên lờ đi. Có đến một phần ba những người bị các cơn thiếu máu thoáng qua sẽ tiếp tục bị một cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn, theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ.

Nguy cơ đột quỵ xuất huyết (xuất huyết não) tăng lên nếu bạn có các mạch máu có cấu trúc bất thường. Nó có thể là chứng phình mạch. Hoặc bạn có thể có một kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch của bạn, gọi là thông động - tĩnh mạch.

Nếu bạn bị chứng loạn sản xơ cơ, các mô xơ sẽ phát triển ở thành động mạch làm lưu lượng máu giảm đi có thể dẫn đến đột quỵ.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm