Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh đái tháo đường ăn nhãn được không?

Nhãn là một loại quả nhiệt đới vị ngọt, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đái tháo đường lo ngại ăn nhãn có thể gây tăng đường huyết. Điều này có đúng hay không?

Người bệnh đái tháo đường ăn nhãn được không?Nhãn khá tốt cho người bệnh đái tháo đường, nhưng đừng vì vậy mà ăn quá nhiều.

Dù là một loại trái cây nhiệt đới, nhãn vẫn có khá nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, ví dụ như giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, những lợi ích của nhãn cho người bệnh đái tháo đường tới từ các hợp chất hữu cơ tự nhiên (phytochemical) như kaempferol, saponins, stigmasterol, epicatesin, leukocyanidin, malvidin glycosides, procyanidin A2 và procyanidin B2.

Ngăn ngừa tổn thương thần kinh do đường huyết cao

Tình trạng đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài có thể dẫn tới tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường, gây ra các biểu hiện như tê bì tay chân, khô ngứa da, nóng rát da. Một nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng các chất trong hạt nhãn có khả năng bảo vệ thần kinh, giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tình trạng tổn thương thần kinh do đái tháo đường.

Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể 

Nhãn có thể giúp phòng ngừa đục thủy tinh thể do đái tháo đường.

Ở người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người trên 50 tuổi, nguy cơ bị đục thủy tinh thể sẽ cao hơn so với người bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 4 hợp chất như acid dihydroxybensoic, D-mannitol, 39,59-di-O-beta-glucopyranoside và 39-O-beta-glucopyranoside trong nhãn có thể tốt cho mắt và hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể ở người bệnh đái tháo đường.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer

Đái tháo đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, với khả năng bảo vệ thần kinh hiệu quả, nhãn có thể giúp cải thiện trí nhớ, khả năng học tập và làm chậm sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Tăng cường miễn dịch

Đường huyết tăng cao cũng có thể gây rối loạn chức năng của hệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường có xu hướng dễ bị đau ốm hơn người bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất sinh học trong nhãn có thể giúp tăng sản sinh đại thực bào, giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn.

Ngăn ngừa tổn thương gan

Chất oligonol trong nhãn không chỉ giúp bảo vệ tuyến tụy mà còn tốt cho gan, giúp cơ thể lưu trữ glucose dưới dạng glycogen để sử dụng sau này. Oligonol còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm tích tụ mỡ thừa tại gan cho người bệnh đái tháo đường.

Phòng ngừa biến chứng tim mạch

Nhãn giàu vitamin C và các khoáng chất như kali, sắt, magne. Đây đều là các dưỡng chất giúp duy trì đường huyết ổn định, điều hòa huyết áp, từ đó phòng ngừa các biến chứng tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường.

Lưu ý khi ăn nhãn để không làm tăng đường huyết

Nhãn có chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) là 57 - mức trung bình. Tuy nhiên, do nhãn là loại quả nhỏ, nhiều người có thói quen ăn không kiểm soát và điều này có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng.

Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý chỉ ăn nhãn ở lượng vừa phải, tránh ăn nhãn ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa trưa hoặc bữa tối vì có thể khiến lượng đường huyết tăng cao. Tốt hơn hết, bạn nên ăn nhãn cách bữa ăn ít nhất 2 giờ để không làm tăng đường huyết đột ngột.

Một vài nghiên cứu cho thấy nhãn có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc tiêm insulin), làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc chống đông máu, aspirin… Do đó, bạn cũng nên tránh ăn nhãn quá gần giờ uống các loại thuốc này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Người bị đái tháo đường có ăn được bưởi ngọt không?

Vi Bùi - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm