Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư sau điều trị

Những tiến bộ trong điều trị ung thư gần đây đã giúp tăng thời gian sống của bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán và điều trị.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với những vấn đề về thể chất, tinh thần, xã hội, công việc và tài chính liên quan đến bệnh ung thư của họ.

Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC đã đánh giá về những ảnh hưởng này và những thách thức mà bệnh nhân ung thư còn sống phải đối mặt, đồng thời cung cấp các biện pháp để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho họ.

Những lo ngại về sức khỏe thể chất

Những bệnh nhân ung thư còn sống có nguy cơ tái phát bệnh ung thư đã điều trị , hoặc mắc bệnh ung thư mới, và các vấn đề về sức khỏe khác cao hơn, do các nguyên nhân được kể đến dưới đây:

  • Ảnh hưởng của việc điều trị ung thư
  • Yếu tố gen, ví dụ như những gen gây ung thư vú và ung thư cổ tử cung và hội chứng Lynch.
  • Các hành vi như hút thuốc, béo phì, ít vận động và ít hoạt động thể thao có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Các yếu tố nguy cơ khác như sự thay đổi về sức khỏe do bệnh ung thư đầu tiên gây nên.

Làm sao để giải quyết?

Sau khi kết thúc điều trị, những bệnh nhân ung thư phải tuân theo kế hoạch chăm sóc sau điều trị, bao gồm việc khám tổng quát định kỳ và những kiểm tra khác. Những chăm sóc sau điều trị có thể giúp phát hiện sớm những bệnh ung thư mới hoặc sự tái phát và xem xét những ảnh hưởng của việc điều trị ung thư.

Những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư mới bằng việc sống lành mạnh:

  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu
  • Tránh tiếp xúc nhiều với tia UV từ ánh nắng mặt trời
  • Chế độ ăn uống giàu trái cây và rau xanh
  • Giữ cân nặng phù hợp
  • Hoạt động thể lực nhiều hơn

Những mối lo về sức khỏe tâm lí

Bệnh nhân ung thư sau khi điều trị có các mối lo ngại về bệnh trầm cảm, lo lắng về sự quay trở lại của căn bệnh ung thư, và những vấn đề về trí nhớ và sự tập trung sau khi điều trị ung thư. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 10% bệnh nhân ung thư có những mối lo lắng về sức khỏe tâm lí so với con số 6% người trưởng thành không có tiền sử mắc ung thư. Những bệnh nhân ung thư mắc những căn bệnh mạn tính thường hay gặp những vấn đề về tâm lí và chất lượng cuộc sống thấp hơn.

Nhưng chỉ có dưới một phần ba số người bệnh gặp những vấn đề tâm lý đã chia sẻ điều này với bác sĩ, và nhiều người không sử dụng các dịch vụ như tư vấn hoặc các nhóm hỗ trợ.

Làm sao để giải quyết

  • Những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về tình trạng tâm lí trong và sau quá trình điều trị
  • Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị những bệnh nhân này kiểm tra sức khỏe tâm lí để kiểm tra và theo dõi những thay đổi như sự lo lắng, trầm cảm, và các mối lo về tâm lí khác.
  • Chuyên gia tâm lí, nhân viên xã hội và những người định hướng có thể giúp đỡ những người còn sống phát hiện những vấn đề về sức khỏe tâm lí và dịch vụ hỗ trợ từ xã hội phù hợp và có thể đáp ứng được cả trong bệnh viện và cộng đồng.
  • Hoạt động thể chất giúp giảm tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân ung thư này.
Những mối lo về công việc và tiền bạc

Những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị có thể phải cố gắng để trả những khoản viện phí. Họ cũng đối mặt với những mối lo về công việc bởi vì bệnh ung thư. Trong số những bệnh nhân ung thư sau khi điều trị trở lại làm việc, có khoảng một phần ba không thể làm việc hoặc giảm khả năng làm việc do những vấn đề về tâm lí và thể chất.

Làm sao để giải quyết?

Để giúp giải quyết những vấn đề về tiền bạc và có thể đi làm dễ dàng hơn, những bệnh nhân này có thể tìm hiểu về:

  • Những hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe và những lựa chọn về bảo hiểm y tế có thể đáp ứng, chi trả được.
  • Những cách mà các nhà tuyển dụng có thể hỗ trợ ví dụ như một lịch trình công việc linh hoạt, công việc mới phù hợp hơn, chương trình hỗ trợ công nhân viên và những hỗ trợ từ đồng nghiệp, công đoàn.
  • Những hỗ trợ từ các Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Quỹ từ thiện hoặc các tổ chức xã hội

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc bệnh nhân Ung thư - sẻ chia ấm áp

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ CDC
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm