Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Muốn giảm cân? Hãy dùng Sôcôla nhé!

Nếu bạn đang có ý định giảm cân, chắc hẳn rất nhiều người sẽ khuyên bạn tránh xa sôcôla. Tuy nhiên, bí quyết của việc giảm cân lại đi ngược lại với lời khuyên đó. Bạn có tin không?

Bạn biết rằng món quà đến từ thiên nhiên, được làm từ hạt cacao, sôcôla đen có rất nhiều lợi ích vàng cho sức khỏe, như giúp giảm cân, ổn định đường huyết, kiểm soát sự thèm ăn và làm giảm cảm giác đói. Sôcôla đen cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn, từ đó kiềm chế ham muốn ăn uống thoải mái của bạn.

Lợi ích chung về sức khỏe

Sôcôla đen cung cấp rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn coi lợi ích của việc ăn sôcôla đen cũng tương tự như lợi ích khi ăn rau xanh. Khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, sôcôla đen có thể làm giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn, dự phòng tình trạng xơ vữa động mạch.

Tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng nếu bạn đang bị béo phì. Lượng flavonoid có trong sôcôla đen có thể giúp làm giảm tình trạng kháng insulin và ngăn không để đường huyết tăng vọt, từ đó, khiến bạn giảm cảm giác đói và chắc chắn không bị ăn uống quá đà.

Cải thiện quá trình trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất nói đơn giản chính là lượng calo mà bạn đốt cháy. Tỷ lệ trao đổi chất càng cao, lượng calo bạn đốt cháy càng nhiều và bạn càng giảm cân nhanh. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Queen Margaret đã khám phá ra kết quả rất hứa hẹn về tác dụng của sôcôla đen lên việc chuyển hóa chất béo và carbohydrate. Sôcôla đen có tác dụng rất ấn tượng lên cơ chế tổng hợp axit béo của cơ thể, và có thể làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu chất béo cũng như carbohydrate. Từ đó, những người ăn sôcôla đen sẽ có cảm giác no lâu hơn.

Nhưng, điều quan trọng ở đây là chọn đúng loại sôcôla có từ ít nhất 70% cacao trở lên để phát hu tối đa tác dụng giảm cân của sôcôla.

Kiểm soát sự thèm ăn

Trong cơ thể có 3 loại hormone kiểm soát sự thèm ăn, đó là insulin, ghrelin và leptin. Insulin kiểm soát sự chuyển hóa của đường từ dòng máu vào các tế bào trong cơ thể. Ghrelin được sản xuất ra để làm tăng cảm giác thèm ăn trong khi leptin lại có tác dụng ngược lại với ghrelin. Những người bị kháng insulin sẽ mất khả năng cảm thấy no.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Hà Lan chứng minh rằng, sôcôla đen có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và làm giảm mức độ ghrelin. Trong nghiên cứu này, 12 phụ nữ được tham gia vào một nghiên cứu kéo dài trong 120 phút. Trong 60 phút đầu tiên, tất cả 12 phụ nữ sẽ ăn 100g hỗn hợp sôcôla có chứa 85% cacao và 12,5g đường. Trong 60 phút tiếp theo, 6 phụ nữ sẽ được ngửi thấy mùi sôcôla, trong khi 6 người còn lại thì không. Những phụ nữ được ăn sôcôla trong 60 phút đầu và ngửi sôcôla trong 60 phút sau cho thấy sự giảm đáng kể lượng hormone ghrelin và giảm cảm giác thèm ăn, trong khi tác dụng này không quan sát thấy ở những phụ nữ được ăn sôcôla nhưng không được ngửi sôcôla sau đó.

Cải thiện tâm trạng

Polyphenol có trong sôcôla đen có tác dụng rất lớn lên tâm trạng của bạn. Khi bạn cảm thấy tâm trạng tốt, hưng phấn, bạn sẽ có xu hướng ăn ít hơn. Ngược lại, khi bạn cảm thấy buồn rầu, chán nản hay căng thẳng, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn để cảm thấy thỏa mãn và thoải mái.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Swinburne, Australia đã chứng minh được rằng, ở những người ăn sôcôla đen trong vòng 30 ngày, polyphenol trong sôcôla đen có thể làm tăng cảm giác bình tĩnh và cảm giác hài lòng.

Sôcôla đen còn chứa anandamide, một loại lipid còn được biết đến với tên gọi là “hóa chất hạnh phúc” (the bliss chemical). Chất này không tồn tại lâu vì nó rất dễ bị phá vỡ. Tuy nhiên, sôcôla đen lại chứa những chất hóa học có thể ức chế quá trình phá vỡ của loại lipid này, giúp bạn duy trì được tâm trạng bình yên và thoải mái lâu hơn.

Tác dụng của chất béo trong sôcôla

Sôcôla đen vẫn chứa chất béo bão hòa, tuy nhiên, không phải tất cả chất béo bão hòa đều có hại. 

Sôcôla đen có chứa 3 loại chất béo là: axit oleic, axit stearic, và axit palmitic. Axit oleic là một chất béo không bão hòa có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Stearic axit, khi được chuyển hóa, sẽ chuyển thành axit oleic. Axit palmitic đã được chứng minh là có thể làm tăng lượng cholesterol, nhưng khi được phối hợp với axit oleic và stearic thì sẽ không ảnh hưởng gì đến lượng cholesterol cả.

Kích thích luyện tập

Thành phần chống viêm trong sôcôla, phối hợp cùng với hàm lượng magie dồi dào trong đó, sẽ giúp cơ thể cảm thấy ít đau đớn hơn. Khi cơ thể ở trong trạng thái tốt, việc tập luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Với một vài miếng sôcôla đen, thì cả quãng đường dài có thể sẽ chỉ như một đoạn đường ngắn đối với bạn.

Lười vận động, lười tập luyện chính là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hàng loạt căn bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Do vậy, nếu sôcôla có thể kích thích bạn vận động, khiến việc vận động trở nên dễ dàng hơn, thì mục tiêu giảm cân của bạn cũng sẽ không còn xa nữa. Giảm cân, đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Đồ uống sôcôla được nhiều vận động viên sử dụng sau khi thi đấu

Ăn sôcôla như thế nào thì tốt cho giảm cân?

Sôcôla sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong việc giảm cân nếu được tiêu thụ với lượng vừa đủ. Ăn 1 miếng sôcôla đen khoảng 30g, 3 - 6 lần trong tuần là đủ.

Và cũng giống như các loại thực phẩm khác, có thể một số người sẽ bị nhạy cảm với sôcôla và gặp phải các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như kích thích, buồn nôn, nổi mẩn, đầy bụng, đau bụng hay tiêu chảy. Nếu bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn sau khi ăn sôcôla, hãy dừng ăn và hỏi ý kiến bác sỹ.

PGs.Ts Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm