Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn thanh nhiệt trị đau đầu mùa nóng

Khi thời tiết nắng nóng, nhiều người hay bị đau đầu vùng đỉnh, chóng mặt, nóng nảy phiền táo, miệng khô khát mặt đỏ, có khi tăng huyết áp. Đây thuộc chứng âm hoả vượng đầu thống trong Y học cổ truyền.

Món ăn thanh nhiệt trị đau đầu mùa nóng

Nguyên nhân chủ yếu do âm huyết hư dương hỏa thịnh, liên quan chế độ ăn uống không phù hợp, lạm dụng thức ăn cay nóng, thời tiết nắng nóng sinh bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm bổ mát thanh nhiệt dưỡng âm chữa đau đầu chóng mặt.

Nước mía: vị ngọt mát. Nước mía vắt chanh uống ngày 2-3 ly. Chữa nắng nóng hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi, cảm sốt, ói khan và các chứng âm huyết hư hỏa vượng nóng nảy bứt rứt khó ngủ dùng đều tốt.

Canh chua giá đỗ rất tốt cho người mệt mỏi đau đầu, cảm sốt, đau họng, tiêu chảy do nhiệt.

Canh chua giá đỗ rất tốt cho người mệt mỏi đau đầu, cảm sốt, đau họng, tiêu chảy do nhiệt.

Dưa hấu: vị ngọt tính mát. Ăn tươi hoặc ép nước uống. Chữa nội nhiệt đau đầu chóng mặt, đái tháo đường, tăng huyết áp, ngoại cảm, nội thương nóng sốt dùng đều tốt.

Actisô: vị ngọt tính mát. Bông tươi phối hợp thịt vịt, thịt gia cầm nấu canh ăn. Chữa chứng âm hư đau đầu chóng mặt, nổi mụn nhọt, đau khớp, đau họng, đau tức hông sườn và các chứng đau do huyết nhiệt ăn đều tốt.

Đậu đen: vị ngọt tính mát. Nấu cháo, nấu chè, hầm ăn. Chữa chứng âm hư hỏa vượng đau đầu chóng mặt, ù tai, khó ngủ, nóng sốt nhức mỏi đều tốt.

Nước dừa: vị ngọt tính bình không độc. Nước dừa tươi cho ít  muối, chanh uống. Chữa nắng nóng nhiều mồ hôi, mất nước, tăng huyết áp, đau đỉnh đầu, nóng bứt rứt khó ngủ.

Giá đậu xanh: vị ngọt mát. Xay giá đậu ép nước uống hoặc ăn sống, nấu canh chua với cá, ngao sò… Chữa chứng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, cảm sốt, ho đau họng, đau lưng, đau đầu, tiêu chảy do nhiệt dùng đều tốt.

Rau má: vị hơi đắng, tính mát. Rau má phối hợp thịt vịt hoặc cá nấu canh ăn hoặc xay nước uống… Chữa đau đầu chóng mặt, đau họng, ho khan, mụn nhọt, cảm nóng sốt dùng đều tốt.

Đậu xanh: vị ngọt mát. Nấu cháo, nấu chè ăn. Chữa ngoại cảm nội thương nóng sốt đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, mụn nhọt miệng khô khát ăn đều tốt.

Nước mía vắt chanh là thức uống tuyệt vời ngày hè, trị đau đầu mệt mỏi, cảm sốt, nôn khan…

Nước mía vắt chanh là thức uống tuyệt vời ngày hè, trị đau đầu mệt mỏi, cảm sốt, nôn khan…

Mướp đắng: vị ngọt mát. Nấu canh hoặc xào ăn. Chữa đau đầu chóng mặt, đái tháo đường, tăng huyết áp, mụn nhọt và các chứng nội nhiệt.

Bí đao: vị ngọt mát. Bí đao nấu canh thịt vịt, sườn heo hoặc luộc, xào ăn. Chữa các chứng đau đầu chóng mặt, nắng nóng mệt mỏi da khô nám, tâm nóng khó ngủ, các chứng liên quan đến âm hư nội nhiệt ăn đều tốt.

Lá giang: vị chua mát giải nhiệt. Lá giang nấu canh chua cá hoặc thịt gà, ngao, sò, hến đều hợp. Chữa chứng nội nhiệt khô khát, đau đầu, cảm cúm, nóng sốt, mệt mỏi dùng đều tốt.

Quả cam: vị ngọt, tính hàn. Cam tươi hoặc ép nước uống. Chữa nắng nóng mệt mỏi, miệng khô khát như có lửa đốt, tâm phiền khó ngủ dùng đều tốt.

Sắn dây: vị cay ngọt, tính mát. Bột sắn loại tốt pha nước uống. Chữa đau đầu chóng mặt miệng khô khát, say nắng mệt mỏi, cảm sốt đau về chiều.

Bí đỏ: vị ngọt, tính bình. Bí đỏ phối hợp thịt vịt, thịt lợn nấu canh ăn. Chữa người gầy yếu, đau đầu chóng mặt, miệng khô, mắt yếu, mệt mỏi dùng đều tốt.

Rau càng cua: vị cay mát. Rau càng cua ăn tươi, ăn lẩu, bóp dấm, xay nước uống đều hợp. Chữa cảm sốt đau đầu chóng mặt, chứng mụn nhọt, đau họng, nhức mỏi người do âm huyết hư hỏa thịnh dùng đều tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 13 phương pháp trị đau đầu không dùng thuốc

Lương y Nguyễn Văn Sáu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm