Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Các cột mốc ngôn ngữ là thành công đánh dấu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau của trẻ, bao gồm: tiếp nhận (nghe và hiểu) và biểu cảm (lời nói). Điều này có nghĩa là bên cạnh việc có thể phát ra tiếng động và từ ngữ, em bé của bạn cũng cần có khả năng nghe và hiểu.

Hầu hết trẻ em nó được từ đầu tiên trong khoảng 10 đến 14 tháng tuổi

Khi được 1 tuổi, trẻ có thể nói được 1 đến 3 từ. Thường thì đó là những từ đơn giản, không đầy đủ nhưng bạn vẫn sẽ hiểu nghĩa của chúng. Trẻ có thể nói “ma-ma” hoặc “da-da” hoặc tên của anh chị em, đồ chơi, thú cưng. Nếu đến 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa bập bẹ nói, bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần trẻ phát ra nhiều âm thanh, giống như trẻ đang cố gắng nói chuyện và dường như trẻ hiểu những gì bạn nói. Ở độ tuổi này, trẻ cần sử dụng được các cử chỉ, phản ứng lại khi bạn gọi tên trẻ và dừng hoạt động khi nghe thấy bạn nói “không”. Có thể trẻ thích chơi ú òa.

Sự phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này sẽ rất thú vị. Có rất nhiều trò chơi để chơi cùng trẻ trong quá trình trẻ học từ. Bạn cũng sẽ ngày càng hiểu trẻ hơn, và điều này khiến mọi thứ dễ dàng hơn, trẻ cũng sẽ hiểu bạn hơn. Trẻ em sẽ rất tự hào về những gì chúng học được trong thời gian này và thích thú nói những từ mới. Hãy nói chuyện với trẻ thường xuyên và bắt đầu đọc cho trẻ nghe trước 6 tháng tuổi sẽ giúp quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nhanh hơn.

Dấu hiệu của những cột mốc ngôn ngữ

Từ đầu tiên – nếu con bạn chưa nói từ đầu tiên, chuyện đó sẽ xảy ra sớm thôi. Hầu hết trẻ em nói từ đầu tiên trong khoảng từ 10 đến 14 tháng tuổi. Sau đó trẻ sẽ nói được nhiều từ đúng hơn.

Cử chỉ - con bạn có thể sử dụng nhiều cử chỉ với nhiều từ để thử và hiểu ý nghĩa của bạn. Theo thời gian, trẻ sẽ có nhiều từ ngữ hơn cử chỉ.

Tên các bộ phận cơ thể - khoảng 15 tháng, con bạn sẽ có thể chỉ được một vài bộ phận cơ thể khi bạn gọi tên chúng.

Tên của các vật quen thuộc – trẻ có thể bắt đầu gọi được tên của một số vật quen thuộc trong khoảng từ 12 đến 18 tháng.Trẻ sẽ bắt đầu có thể gọi tên các vật quen thuộc và chỉ được chúng trong sách.

Nghe – trong thời gian này trẻ sẽ thích đọc và nghe các bài hát và vần điệu. 

Từ vựng – 18 tháng tuổi, hầu hết trẻ em có ít nhất 10 từ. Sau 18 tháng tuổi, từ vựng sẽ tăng lên đáng kể. Có thể sẽ có hiện tượng “tăng vọt từ vựng” sau khi một đứa trẻ có vốn từ vựng khoảng 50 từ. Một vài trẻ sau đó học các từ mới rất nhanh. Con bạn sẽ có thể sử dụng và hiểu được nhiều từ khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Tên – đến 24 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự giới thiệu được tên của mình.

Làm theo chỉ dẫn – con bạn sẽ hiểu và làm theo được những chỉ dẫn đơn giản trong khoảng 12-15 tháng tuổi. Khi trẻ 2 tuổi, chúng nên có thể hiểu được các câu phức tạp hơn.

Ghép hai từ thành câu – đến 24 tháng, trẻ sẽ có thể ghép hai từ với nhau. Đó có thể là tên của trẻ với một yêu cầu, hoặc tên của bạn với một yêu cầu, hoặc một câu hỏi ví dụ như “mẹ ô tô?”

Trẻ em làm chủ các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau ở những độ tuổi khác nhau

Các từ ngữ, câu sẽ vẫn chưa được hoàn hảo. Con của bạn sẽ bắt đầu bắt đầu sử dụng nhiều phụ âm khó hơn. Trong năm này, con bạn sẽ sử dụng nhiều phụ âm hơn, mặc dù sẽ có thể có lỗi phát âm.

Những điều cần quan tâm

Hiểu các từ đơn giản – khi trẻ được 15 tháng tuổi, bạn sẽ cần bận tâm nếu con bạn không hiểu được những từ đơn giản.

Từ vựng – con bạn nên sử dụng được các từ đơn muộn nhất là khoảng 15-16 tháng tuổi. Trẻ thường sẽ có một vốn từ vựng 10 từ khi được 18 tháng tuổi.

Làm theo chỉ dẫn – đến 21 tháng tuổi, trẻ nên có thể là theo những chỉ dẫn đơn giản. Ví dụ như: Đến đây nào!

Bập bẹ quá lâu – một đứa trẻ 2 tuổi không nên chỉ biết bập bẹ. Chúng nên sử dụng được nhiều từ hơn.

Biết bộ phận cơ thể - 2 tuổi, con của bạn nên chỉ được một số bộ phận trên cơ thể.

Cụm 2 từ - một đứa trẻ 2 tuổi nên ghép được 2 từ với nhau.

Bạn vẫn nên có nhiều lần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa trong giai đoạn này và nên nói cho bác sĩ biết những mối bận tâm của bạn. Trong những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển của trẻ, bao gồm sự phát triển ngôn ngữ. 

Điều quan trọng cần nhớ là: mỗi trẻ em sẽ phát triển khác nhau và kỹ năng làm chủ ngôn ngữ khác nhau ở những độ tuổi khác nhau. Bạn nên tìm kiếm những dấu hiệu của việc làm chủ ngôn ngữ và phát triển từ vựng của trẻ. Con bạn nên phát triển khả năng hiểu những gì bạn nói với trẻ. Điều đó sẽ nhận ra dễ dàng hơn khi bạn đọc cho trẻ nghe và chơi cùng với trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ em và các vấn đề ảnh hưởng đến phát triển

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm