Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ ít nói có phải tự kỷ?

Nhiều cha mẹ lo sợ khi con nói được ít từ hơn so với trẻ cùng tháng tuổi và nghi ngờ bé tự kỷ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng và đánh đồng những biểu hiện, hành vi của chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ.

Trẻ ít nói có phải tự kỷ?

Những mốc phát triển về ngôn ngữ bé cần đạt được

- 0-3 tháng: Âm thanh ban đầu mẹ nghe được chỉ là tiếng khóc, dần dần sẽ là âm thanh thực sự phát ra từ cổ họng. Trẻ 3 tháng biết cười, phản xạ khi người xung quanh nói chuyện.

- 3-6 tháng: Bé biết nói các âm "ba", "ma" hoặc phát ra những âm thanh khác nhau khi diễn tả những cảm giác khác nhau.

- 6-9 tháng: Bé biết lặp từ "baba", "mama", "tata"..., la hét để tạo sự chú ý, cười và ê a khi nhận ra người quen.

- 9-12 tháng: Âm thanh kéo dài hơn đi kèm với biểu hiện của khuôn mặt.

- 12-15 tháng: Âm thanh rõ ràng kết hợp với cử chỉ

- 15-18 tháng: Bé tập hát được những bài hát quen thuộc

- 18 tháng -2 tuổi: trẻ 2 tuổi có thể biết được từ 20 đến 25 từ và hiểu được những gì mình nói.

- 2-3 tuổi: Bé có thể trò chuyện luân phiên trong câu chuyện với mẹ với cụm 2-3 từ.

Tre it noi co phai tu ky? hinh anh 1

Trẻ thường học cách nói trong 2 năm đầu đời. Ảnh: Kalendarzciazy

 

Chuyên gia liệu pháp chậm nói tại London (Anh) Sunita Shah, chia sẻ: "Đa số trẻ sẽ nói hoặc bắt chước được ít nhất 6 từ trước 18 tháng tuổi. Thậm chí, bạn có thể tính là 2 từ nếu trẻ nói "mẹ" và "má" dù chúng cùng nghĩa.

Tuy nhiên, nếu trẻ không làm được điều này, cha mẹ đừng vội kết luận con mắc bệnh tự kỷ, chúng ta có thể đánh giá thêm hành vi cử chỉ:

- Trẻ có biểu hiện, cử chỉ nào khi giao tiếp với bạn không? Ví dụ, quơ tay, cảm giác hiểu ý bạn, chỉ tay hoặc biết cười, ánh mắt hướng theo khi nghe bạn nói chuyện hoặc pha trò. 

- Trẻ có muốn tham gia vào hoạt động vui chơi cùng bạn?

Nếu trẻ không đạt được số từ nói nhưng có 1 trong 2 đánh giá hành vi trên cha mẹ không nên lo lắng. Trẻ đang trong giai đoạn học hỏi và bạn nên tiếp tục hướng dẫn bé thêm.

Phương pháp giúp trẻ học nói tốt hơn

Cha mẹ có thể dạy bé 2 từ ghép lại, phát âm rõ ràng đi kèm với hành động để bé dễ nắm và bắt chước. Ví dụ, khi mặc áo cho trẻ, bạn hỏi: "Áo con đâu?" Trẻ có thể chỉ tay vào áo. Bạn cầm lên và nói "chiếc áo", lặp lại nhiều lần trong ngày. Con sẽ học được từ "chiếc áo", sau đó tự nhiên trẻ sẽ học nhanh hơn các động từ liên quan như "mặc áo", "cởi áo", "không mặc".

Tre it noi co phai tu ky? hinh anh 2

Cha mẹ có thể dạy bé 2 từ ghép lại, phát âm rõ ràng đi kèm với hành động để bé dễ nắm và bắt chước. Ảnh: Medonthan

 

Ngoài ra, cha mẹ nên tận dụng thời gian đọc sách cho trẻ để hỏi và lặp lại những danh từ. Ví dụ, bạn hỏi: "Con ếch đâu con?" Trẻ sẽ chỉ con ếch. Bạn tiếp tục: "Nó màu gì?". Đợi trẻ trả lời vài giây, dù con không nói, bạn nói to: "Màu xanh, con ếch màu xanh". Tiếp tục với việc đọc sách là cách nói và lặp lại những danh từ.

Trẻ dưới 3 tuổi, giới thiệu 5 danh từ trong một lần đọc là tối ưu cho sự nhớ và học. Trẻ từ 3-5 tuổi, số danh từ có thể 10-15. 

Hãy cùng trẻ tham gia  trò chơi có nỗ lực như xếp hình. Mỗi lần trẻ thực hiện xong một bước, bạn đập tay và nói "Yeah!"  cùng con. Sau vài lần, trẻ sẽ hiểu kiểu giao tiếp này là một phần của trò chơi. Sau khi đập tay, bạn yêu cầu trẻ chơi tiếp và hỏi: "Con đi tiếp nhé?", khuyến khích trẻ nói "dạ" thay vì gật đầu.

Đến lượt mình, bạn vừa chỉ ngón tay và nói: "Đến lượt mẹ nhé?". Bé sẽ tự biết dùng từ "dạ" như cách giao tiếp. Sau đó, khi trẻ quen, bạn bắt đầu dùng "đến lượt con" và ngón tay chỉ vào trẻ, một lần nữa trẻ sẽ "dạ". Cứ lặp lại, con sẽ hiểu và nói "đến lượt con" khi bạn chỉ ngón tay vào trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những đặc tính tích cực của người tự kỷ

Bs. Anh Nguyễn - Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • 15/04/2024

    6 lưu ý chăm sóc da khi thời tiết vào Hè

    Vào Hè, nhu cầu của làn da bắt đầu có những thay đổi. Một vài điều chỉnh trong thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp bạn duy trì làn da khoẻ đẹp, mịn màng và không bị lên mụn.

Xem thêm