Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự phát triển của em bé 8 tháng tuổi

Trong 8 tháng ngắn ngủi, em bé có thể đã làm được những điều đáng kinh ngạc. Bé có thể tự mình ngồi dậy, ăn thức ăn đặc hay phát triển những kĩ năng về nhận thức và ngôn ngữ khác.

Mặc dù hài lòng với những gì bé đạt được, bạn vẫn tự hỏi những cột mốc phát triển nào đang chờ bé tiếp theo?

Phát triển cảm xúc

Khoảng 8 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu phát triển sự lo lắng khi người chăm sóc trẻ không ở bên cạnh (separation anxiety)  Sự lo lắng này là kết quả khi em bé có khả năng phân biệt bản thân với người chăm sóc là 2 cá thể riêng biệt, đây là giai đoạn phát triển hoàn toàn bình thường và cần thiết của bé. Trước lứa tuổi này, trẻ sơ sinh không thực sự có ý thức về bản thân và những người xung quanh.

Bạn có thể nhận thấy bé bắt đầu nhận ra bản thân khi chúng nhìn vào gương và nhìn thấy chính mình.

Sự lo lắng kéo dài bao lâu

Giai đoạn cảm xúc này có thể kéo dài đến 2 tuổi. Nhưng điều tốt lành là nó cũng rất ngắn ngủi mỗi lần xảy ra. Ngay cả khi em bé khóc khi bạn rời đi, bé cũng sẽ bị phân tâm rất nhanh bởi kích thích khác.

Trái ngược với những gì bạn nghĩ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết cảm xúc đôi khi dữ dội này thực sự lại thể hiện mối quan hệ tốt của trẻ với cha mẹ hay người chăm sóc. Bé cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc với bạn, đó là một điều tích cực.

Trên thực tế, trẻ có mối quan hệ càng gần gũi với người chăm sóc thậm chí có thể bộc lộ cảm xúc lo lắng sớm hơn so với các em bé khác.

Phát triển nhận thức

8 tháng tuổi, bé thích khám phá những đồ vật mới. Trò chơi của con bạn ở giai đoạn này thực sự là cách con học hỏi về thế giới.

Bạn sẽ có thể thấy điều này khi bé chơi không biết chán, ném chiếc thìa của chúng xuống đất khi đang ngồi trên ghế cao. Bé cũng sẽ ghi nhớ đồ chơi một cách lâu dài và tìm kiếm chúng khi không thấy đâu. Ở tuổi này, em bé bắt đầu yêu thích một vài đồ vật quen thuộc, ví dụ như một tấm chăn yêu quý.

Từ 8 đến 9 tháng tuổi, cũng là cột mốc quan trọng về phát triển ngôn ngữ nâng cao hơn.

Ví dụ: con của bạn sẽ bắt đầu nói "mamama" hoặc "dadadada" và hiểu từ "không". Em bé cũng có thể sử dụng cử chỉ ngón tay như là một phần của một cuộc trò chuyện.

Phát triển thể chất

Đến 9 tháng tuổi, bé có thể:

  • Ngồi độc lập
  • Bắt đầu đứng khi bám vào một vật gì đó (như một chiếc ghế)
  • Tự đẩy người lên

Hầu hết trẻ sẽ bò được ở lứa tuổi này, bé cũng có thể chơi trò ú òa (peekaboo). Trẻ ở tuổi này cũng vẫn đang khám phá thế giới xung quanh bằng miệng, trẻ sẽ liên tục đưa những đồ vật vào miệng. Em bé bắt đầu tự ăn thức ăn đơn giản, cầm miếng snack bằng ngón tay cái và các ngón còn lại.

Tổng kết

Điều quan trọng là mỗi em bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Có nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến các cột mốc phát triển. Các dấu mốc phát triển không nên khiến bạn cảm thấy lo lắng áp lực, hãy xem đó như hướng dẫn hữu ích để giúp bạn đánh giá sự phát triển của bé.

Nếu có vấn đề tiềm ẩn, việc can thiệp sớm có thể giúp bạn xác định và điều trị hiệu quả cho vấn đề của bé. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ nhi khoa về bất kỳ mối quan ngại nào.

Hỏi

Làm thế nào để biết con tôi đang phát triển bình thường so với lứa tuổi?

Đáp

Mỗi em bé phát triển khác nhau, nhưng hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về hành vi của bé. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường nào về khả năng nghe, nhìn, phát âm, trẻ không thể ngồi hoặc đứng với sự trợ giúp...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 1, Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 2

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm