Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo uống bia, rượu không say

Rượu, bia và các đồ uống có cồn là thức uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu. Không thể phủ nhận những lợi ích mà các loại đồ uống này mang lại, song việc lạm dụng đồ uống có cồn vẫn là điều cần được lưu ý và hạn chế tối đa những hậu quả có thể xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ có thể giúp bạn tham gia cuộc vui một cách thoải mái, nhưng vẫn đảm bảo an toàn – hay đơn giản là không bị say.

Tìm hiểu về điểm BAC của cơ thể

Để uống mà không say, bạn cần cố gắng giữ nồng độ cồn trong máu (viết tắt là mức BAC) dưới 0,06%. Theo các chuyên gia, 0,06%BAC được gọi với cái tên “điểm ngọt ngào” – mà ở đó, nếu bạn uống dưới mức này, cơ thể sẽ tận hưởng những tác động một cách an toàn, vui vẻ và không bị ảnh hưởng tiêu cực do uống quá nhiều. Đây cũng là điểm nằm trong giới hạn pháp lý tại Hoa Kỳ - 0,08%BAC cho phép tham gia giao thông.

Các chuyên gia lý giải, việc uống dưới mức 0,06%BAC giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và hòa đồng. Điều này cũng tùy thuộc vào từng người khác nhau. Một số người có thể cảm thấy ù tai hay khả năng phán đoán suy giảm một chút, song việc phát ngôn lời nói là hoàn toàn bình thường – không vấp, không ngọng.

Việc uống dưới 0,06% BAC cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối hôm đó, và sẽ không gặp phải tình trạng nôn nao, khó chịu sau khi thức dậy vào sáng hôm sau. Bạn có thể tính toán mức BAC phù hợp với bản thân qua đường dẫn dưới đây: Blood Alcohol Content (BAC) Calculator | Responsibility.org

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể “uống mà không say”.

1. Ăn gì đó trước

Điều nghiêm túc đầu tiên: hãy ăn trước khi uống. Thức ăn trong dạ dày giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu, có thể làm giảm BAC. Ăn một bữa nhẹ trước khi tham gia một buổi sự kiện hay buổi đi chơi mà bạn biết sẽ uống. Một số thực phẩm cũng rất tốt cho việc làm chậm hấp thu rượu, giảm các nguy cơ vấn đề về dạ dày do rượu (ợ chua, ợ hơi), ngăn ngừa cảm giác nôn nao…

2. Hãy nhâm nhi, đừng “nốc”

Trung bình, cơ thể mất khoảng 1 giờ đồng hồ để xử lý một ly tiêu chuẩn đồ uống có cồn. Việc uống càng nhanh càng khiến cơ thể không có đủ thời gian để xử lý, dẫn đến tích tụ cồn trong máu là tăng mức BAC.

Thay vì nốc một cách nhanh chóng, hãy chuyển sang nhâm nhi từng chút một và cố hạn chế dưới 1 ly mỗi giờ đồng hồ. Bạn cũng có thể dùng thêm đá để giúp loãng rượu và chậm quá trình uống của bản thân.

3. Luân phiên đồ uống có cồn và không cồn một cách hợp lý

Nếu bạn đang định uống rượu, hãy thử xen kẽ giữa đồ uống không cồn và đồ uống có cồn. Đây là một cách rất tuyệt để hạn chế lượng rượu đột ngột, giảm khả năng say.

Nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên nếu bạn muốn một chút gì đó vui vẻ hơn, hãy lựa chọn các thức uống khác. Mocktails sẽ là lựa chọn rất thích hợp cho những ai thích một chút cồn nhẹ nhàng. Bia không cồn cũng đang dần trở thành phổ biến và bạn cũng nên thử vì hương vị không đổi của chúng. Nếu sử dụng rượu vang, bạn có thể thay bằng chiếc li màu hồng và thử một thức uống khác không cồn. Chúng có hiệu quả hình ảnh tương tự.

4. Thay đổi hình dáng ly rượu

Nghe có vẻ vô lý, nhưng một số bằng chứng đã chứng minh rằng việc thay đổi hình dáng ly rượu có thể ảnh hưởng đến việc bạn uống bao nhiêu.

Theo nghiên cứu, những người sử dụng ly thẳng đứng uống chậm hơn 60% so với những người uống ly dạng cong. Cho dù đây chỉ là nghiên cứu nhỏ và không mang tính đại diện vì chỉ trên đồ uống là bia, nhưng điều này vẫn rất đáng để thử đúng không nào.

Hình dạng ly cũng có thể tạo nên sự khác biệt khi nói đến các loại đồ uống hỗn hợp. Nghiên cứu cũng cho thấy, những người pha chế (dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư) đều vô tình rót nhiều rượu hơn từ 20-30% đối với những chiếc ly dạng ngắn, rộng so với những chiếc ly dài, cao, mảnh khảnh. Nếu bạn muốn uống rượu và không say, hãy thử một chiếc ly cao và hẹp.

5. Nói không với uống “shot”

Uống “shot” – hay uống những ly rượu nhỏ, mạnh nhưng với tốc độ nhanh – thậm chí là nốc 1 hơi là một điều rất hấp dẫn với rất nhiều người. Tuy nhiên, các đồ uống “shot” đều có chứa lượng cồn rất cao, thường là 40% độ cồn. Bạn sẽ đánh đổi chúng với việc tăng BAC cực nhanh trong máu. Do vậy, để nghiêm túc trong việc uống mà không say, bạn không nên thử “shot”.

6. Hãy nhớ: không cần phải cảm thấy say mới là đạt mức say

Ngay cả khi trong giới hạn của bản thân, việc tham gia giao thông vẫn là điều cấm vì không phải là bạn không cảm thấy say đồng nghĩa với việc bạn đủ tỉnh táo để điều khiển phương tiện giao thông. Cơ thể hoàn toàn có thể suy nhược một phần chức năng ngay cả khi bạn không có cảm giác say. Thông thường, ở mức 0,02%BAC đã có thể gây suy giảm khả năng phán đoán tình huống, và nó thấp hơn con số 0,06%BAC đã đề cập trong giới hạn bản thân. Đã sử dụng rượu bia thì không lái xe.

Những tác động của đồ uống có cồn đối với cơ thể

Đối với cơ thể, tác động của cồn từ khía cạnh tốc độ phát tác và sự suy giảm các ảnh hưởng, đến mức độ nghiêm trọng của những tác động có thể thay đổi đáng kể phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giới tính
  • Vóc dáng cơ thể (kích thước, thành phần cơ thể)
  • Tuổi tác
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát
  • Di truyền
  • Đã ăn trước khi uống hay chưa
  • Tình trạng thiếu – đủ nước của bản thân
  • Đang dùng thuốc hoặc dùng một số sản phẩm trộn với đồ uống có cồn

Dù có không say hay như nào đi chăng nữa, hãy gọi xe và về nhà. Một cách khác là bạn hãy tìm nơi nghỉ ngơi ổn định cho bản thân. Hãy nhớ, tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn.

Tổng kết

Bạn có thể kiểm soát tình trạng say hay không của bản thân bằng cách theo dõi lượng cồn trong đồ uống và điều chỉnh nhịp độ tiêu thụ phù hợp với cơ thể. Hãy là người sử dụng rượu bia lành mạnh!

Tham khảo thêm thông tin tại: Điều gì xảy ra với cơ thể khi ta uống một ly rượu vang mỗi tối?

Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm