Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lần đầu làm cha mẹ - Phần 2

Những người lần đầu làm cha mẹ không thể tránh khỏi bỡ ngỡ, hồi hộp và lo lắng. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh.

Vệ sinh cơ thể cho bé

Khi vệ sinh cho bé bạn cần chú ý:

  • Vùng rốn của bé: cuống rốn đã rụng chưa? rốn có bị nhiễm trùng hoặc sưng đỏ, chảy nước hay không?
  • Vùng kín của bé gái có bị sưng, chảy dịch hay không? Bộ phận sinh dục và bao quy đầu của bé trai có đỏ, sưng hay có gì bất thường không?

Trong 1 -4 tuần sau khi sinh, tùy điều kiện thời tiết và sức khỏe của bé, nên vệ sinh cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần hoặc hàng ngày. Khi bé mới sinh nên sử dụng khăn mềm, thấm ướt bằng nước ấm để vệ sinh người cho bé trước khi tắm bé trong bồn tắm hoặc chậu tắm.

Khi bé đã sẵn sàng tắm trong bồn hoặc chậu tắm riêng, hãy chuẩn bị những thứ dưới đây để tắm cho bé:

  • Bồn tắm hoặc chậu tắm riêng cho em bé, được vệ sinh sạch sẽ, an toàn
  • Xà phòng hoặc sữa tắm nhẹ không mùi dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Nếu bạn dùng thảo dược để tắm cho bé, hãy lưu ý thảo dược phải đảm bảo an toàn, sạch, nên nấu thảo dược trước và để nguội bằng nhiệt độ khoảng 37 độ C 
  • Khăn tắm mềm và sạch để dùng khi tắm bé. 
  • Khăn lau mềm, khô và sạch, tăm bông, bông gòn sạch...
  • Bỉm, tã sạch
  • Quần áo khô, sạch

Hãy lưu ý cách tắm cho bé như sau:

  • Đặt chậu tắm trên bề mặt bằng phẳng chắc chắn, ở trong phòng ấm và kín gió.
  • Mực nước trong bồn hoặc chậu tắm bé chỉ nên cao khoảng 5-7 cm. Kiểmtra trước nhiệt độ của nước đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh. Luôn sử dụng mặt trong khuỷu tay hoặc cổ tay của chính bạn hoặc sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm. Thông thường, nhiệt độ khoảng 37 độ C là phù hợp cho các bé sơ sinh.
  • Cởi quần áo, tã, bỉm và cuốn bé trong khăn.
  • Đầu tiên, sử dụng một khăn mềm sạch nhúng nước ấm (không có xà phòng) để vệ sinh một mắt của bé, lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài khóe mắt. Sử dụng một khăn sạch khác để vệ sinh mắt còn lại. Sau đó dùng khăn ẩm hoặc bông gòn hoặc tăm bông để vệ sinh mũi và tai. Làm ẩm khăn với nước có xà phòng hoặc sữa tắm để lau các phần còn lại trên mặt bé một cách nhẹ nhàng.
  • Lần lượt bộc lộ từng phần cơ thể của bé như 2 cánh tay, ngực, lưng mông, chân. Dùng khăn mềm, thấm nước với dầu tắm hoặc nước tắm để lau nhẹ nhàng từng phần cơ thể của bé. Nhẹ nhàng và từ từ cho từng phàn cơ thể bé tiếp xúc với nước trong chậu tắm.
  • Sau khi tắm xong hãy quấn bé ngay trong chiếc khăn khô sạch để bé không bị lạnh.

Chăm sóc rốn

Chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Cuống rốn thường khô và rụng trong vòng 7 – 20 ngày sau sinh. Bạn không nên ngâm khu vực rốn trong nước khi mà rốn chưa rụng và lành vết thương.

Bạn cần giữ vệ sinh khu vực rốn của bé để tránh nhiễm trùng. vệ sinh sạch sẽ rốn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng theo chỉ định của bác sỹ. Lưu ý chỉ lau, rửa cùng xung quanh rốn.

Cuống rốn sẽ thay đổi màu từ vàng – nâu – đen trước khi rụng, hãy theo dõi quá trình này, nếu bạn thấy khu vực này sưng đỏ, chảy dịch hay có gì bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ.

Ngủ

Lần đầu làm cha mẹ có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé ngủ hơn 16 giờ mỗi ngày. Bé thường ngủ theo các chu kì ngắn từ 2-4 giờ suốt cả ngày lẫn đêm. Đừng kì vọng trẻ sẽ ngủ suốt đêm bởi vì hệ thống tiêu hóa của bé còn nhỏ và cần được ăn mỗi vài giờ. Bạn nên đánh thức bé dậy ăn nếu bé đã ngủ liên tục được 4 giờ.

Thông thường trẻ sẽ ngủ suốt đêm (6 - 8 giờ) khi được 3 tháng tuổi. Cũng giống như người lớn trẻ cần thời gian để hoàn thiện chu kì ngủ, nếu bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân đều thì bạn không cần quá lo lắng khi trẻ không ngủ suốt đêm dù đã được 3 tháng tuổi.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là giữ cho trẻ nằm ngửa trong khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS). Qui tắc an toàn giấc ngủ khác cho trẻ là không sử dụng chăn, gối, đệm mềm… để kê chỗ trẻ nằm vì làm tăng nguy cơ ngạt thở. Bạn cũng có thể thay đổi tư thế đầu của bé khi ngủ để tránh đầu của bé bị méo.

Rất nhiều trẻ sơ sinh có thời gian ngày và đêm đảo lộn. Bé thường thức và quấy vào ban đêm trong khi ngủ ngon suốt cả ngày. Hãy hạn chế các kích thích vào ban đêm khiến bé khó ngủ: ví dụ như sử dụng đèn ngủ hay giữ cường độ sáng ở mức thấp. Khi bé thức dậy vào ban ngày, hãy chơi và nói chuyện cùng bé nhiều hơn để giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Cho bé ăn

Cho dù bé bú sữa mẹ hay sử dụng sữa công thức thì khuyến nghị chung là trẻ cần được bú theo nhu cầu bất cứ khi nào cảm thấy đói. Bé cần bú sau mỗi 2-3 giờ. Bé thường quấy khóc, đưa tay lên miệng khi đói.

Nếu cho con bú sữa mẹ, hãy đảm bảo bé bú từ 10-15 phút mỗi bầu vú. Nếu sử dụng sữa công thức, bé sẽ bú khoảng 60-90 ml mỗi lần ăn. Dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ lớn dần và số lượng sữa đủ với mỗi bé và trong từng khoảng thời gian khác nhau sẽ rất khác nhau.

Một số trẻ cần được ba mẹ đánh thức sau mỗi vài giờ để ăn. Hãy báo cho bác sĩ khi bạn thường xuyên phải đánh thức bé dậy ăn hay khi trẻ không có phản xạ bú hay đòi ăn.

Các bà mẹ sử dụng sữa công thức có thể dễ dàng trong việc kiểm soát lượng sữa trẻ ăn, tuy nhiên điều này khó khăn hơn với các bà mẹ cho con bú. Làm thế nào để biết trẻ đã nhận đủ sữa mẹ? Thông thường bé sẽ cần thay 6 lần tã bỉm một ngày, bé ngủ tốt và tăng cân đều đó là những dấu hiệu chứng tỏ bé đã ăn đủ. Một cách khác là chú ý đến kích thước bầu vú trước và sau khi cho bé bú xem bầu vú đã nhỏ đi sau khi bé bú chưa.

Bé thường nuốt không khí trong khi bú, điều này có thể làm bé bị nấc. Ngoài ra do cấu trúc dạ dày nằm ngang nên bé dễ bị trớ. Sau khi bé ăn, hãy giữ đầu của bé cao hơn ngực, lưng thẳng và vuốt nhẹ lưng để bé ợ hơi. Không nên rung lắc hoặc bế trẻ nằm ngàng sau ăn khoảng 10-15 phút.

Mặc dù chăm sóc một em bé sơ sinh không dễ dàng nhưng trong một vài tuần bạn sẽ quen dần và trở thành những ông bố bà mẹ ‘’pro’’. Nếu có bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại xin ý kiến của bác sĩ để bé yêu được phát triển tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lần đầu làm cha mẹ - Phần 1

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Kidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

Xem thêm