Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lần đầu làm cha mẹ - Phần 1

Bầu bí, chuyển dạ và sinh con là những gì bạn đã trải qua, ngay bây giờ bạn đã sẵn sàng về nhà cùng thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên đối với những người lần đầu làm cha mẹ không thể tránh khỏi bỡ ngỡ. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh.

Tìm kiếm sự giúp đỡ sau sinh

Đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn đã sinh em bé. Khi còn ở trong bệnh viện, hãy hỏi nhân viên y tế về sự hỗ trợ. Rất nhiều bệnh viện có các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc em bé sơ sinh chuyên nghiệp, các điều dưỡng cũng là những người nhiệt tình hướng dẫn bạn cách bế, thay đổi tư thế, cho bé bú và chăm sóc bé. Bạn cũng có thể hỏi bệnh viện về các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà của bạn.

Gia đình và bạn bè cũng rất sẵn sàng trợ giúp. Đừng ngại ngần hỏi bên nội, bên ngoại, các bà, các chị đã nuôi con có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu. Bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè đến nhà giúp bạn một thời gian thích hợp. Bởi vì mọi người luôn yêu thương em bé và rất nhiều người sẵn sàng trợ giúp bạn đấy.

Bế em bé

Em bé sơ sinh vô cùng non nớt, vì vậy để đảm bảo an toàn nhất cho bé, hai bố mẹ hãy lưu ý những điều cơ bản nhất khi bế ẵm em bé sơ sinh:

  • Rửa tay trước khi chạm vào em bé. Trẻ sơ sinh chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện và mạnh mẽ nên dễ bị nhiễm trùng. Hãy chắc chắn rằng những ai tiếp xúc trực tiếp với em bé cần phải vệ sinh tay.
  • Hỗ trợ vùng đầu và cổ: luôn để bàn tay hoặc cánh tay bạn nâng đỡ, hỗ trợ vùng đầu và cổ, gáy của bé khi bạn bế em bé hay khi đặt bé nằm xuống giường, nôi.
  • Tuyệt đối không rung lắc em bé: rung lắc trẻ sơ sinh có thể dẫn tới chảy máu trong não và tử vong. Nếu bạn muốn đánh thức bé dậy, đừng rung lắc bé hãy cù nhẹ nhàng vào chân hay vào má bé.
  • Đảm bảo cố định bé an toàn khi di chuyển, dạo bộ hay ngồi trên xe ô tô. Thận trọng khi tiếp xúc những bề mặt gồ ghề hoặc có độ đàn hồi cao.
  • Nhớ rằng em bé chưa sẵn sàng cho những trò chơi cho trẻ lớn như để bé nằm  trên chân và lắc lư hay tung lên không trung.

Kết nối yêu thương

Kết nối với em bé là một trong những điều thú vị nhất của việc chăm sóc trẻ sơ sinh và nên bắt đầu ngay từ những giờ đầu sau sinh. Sự kết nối càng sớm càng tạo nên mối liên hệ sâu sắc giữa cha mẹ và bé.

Đối với trẻ sơ sinh, sự phát triển cảm xúc cũng quan trọng như sự phát triển thể chất. Bé yêu sẽ phát triển khỏe mạnh cả thể chất và tâm hồn khi có cha mẹ, ông bà và những người thân xung quanh luôn yêu thương bé.

Để bắt đầu, hãy bế bé và dùng tay chạm thật nhẹ nhàng vào bé. Cả hai bố mẹ hãy cố gắng tiếp xúc da kề da với bé, khi bế ẵm hay khi cho bú, khi ru bé ngủ hoặc thậm chí khi làm cho bé dịu lại khỏi những cơn quấy khóc.

Trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và những trẻ có vấn đề về sức khỏe có thể rất thích được mát xa. Mát xa cũng có thể giúp tăng cường sự kết nối và hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Có rất nhiều sách và video hướng dẫn cách mát xa, bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc từ những hướng dẫn của các bác sĩ, điều dưỡng. Hãy chú ý mát xa thật nhẹ nhàng vì trẻ em không chịu được tác động mạnh như người lớn.

Bé rất thích các loại âm thanh, tiếng trống đồ chơi, nói chuyện, hát, tiếng thì thầm… Âm thanh sẽ giúp phát triển khả năng nghe của bé. Mỗi khi bé cáu gắt nhặng xị, cha mẹ hãy thử hát, ru hay đọc để vỗ về bé. Những lời thì thầm yêu thương của bạn chính là liều thuốc tốt nhất giúp bé bình tĩnh trở lại và ngừng quấy khóc.

Tuy nhiên, một số bé quá nhạy cảm khi bị chạm vào, với ánh sáng hay tiếng động, dễ giật mình, dễ dàng bật khóc, ngủ ít hơn hoặc kích thích khi ai đó nói chuyện hoặc hát cho chúng nghe. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, hãy chú ý điều chỉnh giảm cường độ âm thanh và ánh sáng xuống đến mức bé trở nên yên tĩnh hơn.

Quấn tã vải

Quấn tã vải cho trẻ sơ sinh phải đảm bảo giữ được bé yên tĩnh, không bị giật mình nhưng cũng không quá gò bó hoặc quấn chặt khít em bé. Quấn tã đúng cách không chỉ giúp giữ ấm mà còn giúp em bé cảm thấy thoải mái và được bảo vệ; cũng như giúp bé hạn chế giật mình làm bé thức giấc.

Đây là kĩ thuật đơn giản nhưng các ông bố bà mẹ cần phải chú ý học hỏi. Tư thế thích hợp là khi giữ một cánh tay bé gần sát vào phần ngực trong khi cho phép chân có thể cử động được. 

  • Trải ra tấm tã hoặc khăn, với một góc gấp lại một chút.
  • Đặt em bé nằm ngửa lên tấm tã với đầu của bé ngay phía trên góc gấp.
  • Quấn phần tã bên trái qua phần bụng và ngực, luồn dưới cánh tay phải và nhét đầu tã còn dư dưới lưng em bé. Đưa góc tã phái dưới lên qua bàn chân của bé và kéo nó về phía đầu, gấp phần thừa xuống nếu tã sát mặt.
    • Hãy chắc chắn không quấn quá chặt quanh hông. Phần hông và đầu gối nên quấn lỏng và có thể bật ra được. Quấn bé quá chặt có thể làm tăng nguy cơ loạn sản xương hông.
  • Quấn phần tã bên phải qua ngực và bụng em bé, và nhét phần tã còn lại dưới lưng em bé ở bên trái, chỉ để lại phần cổ và đầu.
  • Để đảm bảo bé không bị quấn quá chặt, hãy đưa ngón tay bạn vào phần tã ở ngực của bé, nếu thấy ngón tay bạn cử động thoải mái thì độ chặt của tã đã đảm bảo, cho phép bé thở thoải mái. Tuy nhiên, cũng đừng quấn tã quá lỏng để chỉ với vài cử động của bé cũng bung ra.

Lưu ý rằng, em bé không nên được quấn tã sau khi được 2 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, một số em bé đã có thể xoay trở, lật người khi ngủ. Và với một cái tã quấn không đúng hoặc bung ra khi bé xoay trở có thể gây nguy hiểm cho bé, thậm chí là tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Thay bỉm/tã

Em bé cần thay bỉm/tã khoảng 10 lần/ngày hoặc 70 lần/tuần. Bạn cần có:

  • Bỉm/tã sạch
  • Khăn lau
  • Dung dịch vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Mỗi khi thay hãy đặt bé nằm xuống và tháo bỉm cũ ra. Sử dụng nước ấm, giấy lau chuyên dụng, dung dịch vệ sinh (khi bé đại tiện), khăn lau mềm để vệ sinh cho bé.

Khi thay cho bé trai, hãy cẩn trọng tránh việc bé đi tiểu khi bạn đang thay tã cho bé, vì khi mở tã nhanh có thể khiến bộ phận sinh dục tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm bé xuất hiện phản xạ đi tiểu. Khi thay cho bé gái, hãy chú ý luôn làm sạch theo chiều từ đằng trước ra đằng sau để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Luôn luôn rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần thay bỉm cho bé.

Hăm tã hay nổi mụn nhọt là một vấn đề thường gặp. Mụn sẽ thường khỏi sau một vài ngày sử dụng kem bôi và làm thông thoáng sạch sẽ khu vực đóng bỉm của bé. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu do sự nhạy cảm của da em bé và không giữ vệ sinh đúng cách vùng đóng bỉm.  

Để dự phòng chứng hăm tã, hãy chú ý những điều sau đây:

  • Thay bỉm thường xuyên, càng sớm càng tốt khi bạn thấy bỉm bẩn hoặc sau khi bé đi đại tiện.
  • Làm sạch nhẹ nhàng với xà phòng chuyên dụng cho em bé và nước, sau đó bôi một lớp mỏng kem chống hăm tã. Các loại kem chống hăm tã có chứa kẽm oxit thường được khuyến nghị bởi vì chúng tạo ra hàng rào chống lại độ ẩm.
  • Mỗi ngày hãy để bé không mặc bỉm khoảng 1 - 2 giờ, giúp cho da bé có thể tiếp xúc với không khí làm hạn chế nguy cơ hăm tã, bỉm.

Nếu tình trạng hăm kéo dài nhiều hơn 3 ngày hoặc càng ngày càng tệ hơn, hãy cho bé đi khám bác sĩ. Bé có thể đã bị nhiễm nấm hoặc viêm da và cần được dùng thuốc.

(...) còn tiếp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bất đồng yếu tố Rh ở trẻ sơ sinh

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Kidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm