Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh?

Đừng coi thường đôi mắt của bạn. Thực hiện các bước đơn giản này để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh nhé.

1. Ăn uống đầy đủ

Sức khỏe của mắt tốt bắt đầu từ các thực phẩm sử dụng hàng ngày của bạn. Các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, luten, kẽm, vitamin C và E có thể giúp ngăn ngừa  các vấn đề về thị lực liên quan đến tuổi tác như thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể. Để được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất này, hãy tích cực ăn những thực phẩm sau:

  • Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và cải xanh
  • Cá hồi, cá ngừ và các loại cá có dầu khác
  • Trứng, các loại hạt, đậu và các nguồn protein phi thịt khác
  • Cam và các loại trái cây hoặc nước trái cây có múi khác
  • Hàu và thịt lợn

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn duy trì cân nặng khoẻ mạnh. Điều đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường tuýp 2. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn.

2. Bỏ thuốc lá

Thuốc lá khiến bạn dễ bị  đục thuỷ tinh thể, tổn thương dây thần kinh thị giác và  thoái hoá điểm vàng cùng nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Bạn cố gắng bỏ thuốc càng nhiều lần, bạn càng có nhiều khả năng thành công. 

3. Đeo kính râm

Cặp kính râm phù hợp sẽ giúp bảo vệ mắt bạn khỏi tia cực tím (UV) của mặt trời. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím làm tăng khả năng bị đục thuỷ tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Chọn một cặp kính sẽ ngăn chặn 99% - 100% tia UVA và UVB. Tròng kính bao quanh giúp bảo vệ mắt bạn từ hai bên. Tròng kính phân cực giúp giảm độ chói khi bạn lái xe, nhưng không nhất thiết phải cung cấp khả năng bảo vệ. Nếu bạn đeo kính áp tròng, một số loại có khả năng chống tia cực tím. Tuy vậy bạn vẫn nên đeo kính râm thêm một lớp nữa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về lẹo ở mắt

4. Sử dụng kính bảo hộ

Nếu bạn làm việc trong môi trường nguy hiểm hãy đeo kính an toàn hoặc kính bảo hộ. Các môn thể thao như quần vợt cũng có thể dẫn đến chấn thương, vì vậy, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt. Mũ bảo hiểm có mặt nạ bảo vệ hoặc kính thể thao với tròng kính polycarbonate sẽ che chắn cho đôi mắt của bạn.

5. Rời mắt khỏi màn hình máy tính

Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu có thể gây ra:

  • Mỏi mắt
  • Mờ mắt
  • Khó lấy nét ở khoảng cách xa
  • Khô mắt
  • Nhức đầu
  • Đau cổ, lưng và  vai

Để bảo vệ đôi mắt của bạn:

  • Đảm bảo toa kính hoặc kính áp tròng của bạn được cập nhật và phù hợp để nhìn vào màn hình máy tính.
  • Nếu tình trạng mỏi mắt của bạn không biến mất hãy tới gặp bác sĩ
  • Di chuyển màn hình sao cho mắt bạn ngang với mặt trên của màn hình. Điều đó cho phép bạn nhìn xuống màn hình một chút.
  • Cố gắng tránh ánh sáng chói từ mặt trời và đèn. Sử dụng màn hình chống lóa nếu cần.
  • Chọn một chiếc ghế thoải mái, hỗ trợ. Đặt nó sao cho bàn chân của bạn bằng phẳng trên sàn.
  • Nếu mắt bạn bị khô, hãy chớp mắt nhiều hơn hoặc thử dùng nước mắt nhân tạo.
  • Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút. Nhìn ra xa 20 feet trong 20 giây. Hãy đứng dậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút.

6. Đi khám mắt thường xuyên

Mọi người đều cần khám mắt định kỳ, kể cả trẻ nhỏ. Bởi điều này sẽ giúp bạn bảo vệ thị lực và cho phép bạn nhìn rõ nhất. Bên cạnh đó, khám mắt cũng có thể tìm ra các bệnh, chẳng hạn như tăng nhãn áp không có triệu chứng. Điều quan trọng là phải phát hiện ra chúng sớm thì sẽ dễ điều trị hơn.

Tùy thuộc vào nhu cầu sức khỏe của mắt, bạn có thể gặp một trong hai loại bác sĩ:

  • Bác sĩ nhãn khoa là bác sĩ chuyên về chăm sóc mắt. Họ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt tổng quát, điều trị các bệnh về mắt và thực hiện phẫu thuật mắt.
  • Bác sĩ nhãn khoa đã có 4 năm đào tạo chuyên ngành sau đại học. Họ cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt tổng quát, đồng thời có thể chẩn đoán và điều trị hầu hết các bệnh về mắt. Họ không phẫu thuật mắt.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Khám mắt toàn diện có thể bao gồm:

  • Tiền sử cá nhân và gia đình của bạn
  • Kiểm tra thị lực để xem bạn bị cận thị, viễn thị, loạn thị 
  • Các bài kiểm tra để xem mắt của bạn hoạt động tốt như thế nào
  • Kiểm tra nhãn áp và thần kinh thị giác để kiểm tra  bệnh tăng nhãn áp
  • Khám mắt bên ngoài và bằng kính hiển vi trước và sau khi giãn đồng tử

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm khác nếu cần.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm