Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiều gỉ mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Cùng tìm hiểu nhiều gỉ mắt là dấu hiệu của bệnh gì tại bài viết dưới đây.

Mắt bạn có gỉ có nghĩa là mắt bạn đang tiết ra dịch tiết. Tình trạng xuất hiện nhiều gỉ mắt có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng. Nếu mắt bạn xuất hiện nhiều gỉ dịch thì bạn nên đi khám ngay, bởi việc chảy dịch ở 1 hoặc cả 2 mắt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân khiến bạn tiết nhiều gỉ mắt

Một số bệnh về mắt có thể gây chảy nước mắt và cần được điều trị

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc thường được gọi là đau mắt đỏ. Tình trạng này phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Có hai loại viêm kết mạc phân theo nguyên nhân gây bệnh là do virus và vi khuẩn. Viêm kết mạc do virus thường gây chảy nước trong khi viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra dịch đặc hơn, dính hơn. Các triệu chứng khác của viêm kết mạc là:

  • mắt hơi đỏ hoặc đỏ ngầu
  • ngứa mắt
  • mủ hoặc dịch dính vào lông mi
  • chảy nước mắt
  • mắt có cảm giác bỏng rát

Viêm kết mạc nhẹ đôi khi có thể được điều trị tại nhà. Nhưng nếu bệnh không khỏi hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn sẽ cần gặp bác sĩ. Điều trị viêm kết mạc:

  • thuốc nhỏ kháng sinh cho viêm kết mạc do vi khuẩn
  • thuốc nhỏ kháng virus cho viêm kết mạc do vi-rút
  • thuốc chống dị ứng

Để giảm triệu chứng viêm kết mạc, bạn có thể thử một số cách sau:

  • rửa tay mỗi khi bạn chạm vào mắt
  • tránh mọi tiếp xúc với mắt
  • không đeo kính áp tròng cho đến khi mắt bạn không bị gỉ dịch
  • sử dụng một miếng gạc lạnh đắp lên để giảm đau mắt

Dị ứng

Dị ứng với phấn hoa theo mùa và các chất gây dị ứng khác như: bụi, nấm mốc, lông vật nuôi và khói có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị dị ứng bao gồm:

  • hắt hơi
  • ho
  • ngạt mũi, sổ mũi

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về lẹo ở mắt

Ngoài ra có một số tình trạng liên quan đến dị ứng ít được biết đến hơn, đó là:

  • viêm kết giác mạc mùa xuân, một chứng dị ứng mắt theo mùa nghiêm trọng phổ biến hơn ở nam giới mắc bệnh hen suyễn
  • viêm giác mạc dị ứng, tình trạng dị ứng này có thể xảy ra ở người lớn tuổi
  • viêm kết mạc dị ứng tiếp xúc và viêm kết mạc nhú khổng lồ, cả hai đều do kích ứng kính áp tròng

Các bệnh về mắt liên quan đến dị ứng sẽ được điều trị khác nhau dựa trên nguyên nhân cụ thể nhưng có một số biện pháp bạn có thể áp dụng như:

  • tránh các tác nhân gây dị ứng của bạn càng nhiều càng tốt
  • không đeo kính áp tròng cho đến khi mắt bạn không tiết gỉ rịch và bình thường trở lại
  • tránh dụi mắt
  • rửa tay sau khi chạm vào động vật và trước khi chạm vào mặt bạn
  • sử dụng thuốc dị ứng
  • sử dụng thuốc nhỏ mắt

Tắc tuyến lệ

Tuyến lệ bị tắc khi có thứ gì đó chặn hệ thống dẫn lưu nước mắt. Ở người lớn, tắc tuyến lệ thường là kết quả của nhiễm trùng, chấn thương hoặc khối u. Các triệu chứng của tắc tuyến lệ bao gồm:

  • mắt đỏ
  • chảy nước mắt liên tục, bất thường
  • góc trong của mắt bạn bị đau và sưng
  • nhiễm trùng mắt tái phát
  • chảy nước mắt
  • gỉ mắt trên lông mi thường bị đóng váng
  • thị lực giảm, mắt mờ

Điều trị tắc tuyến lệ tùy thuộc vào nguyên nhân, trong đó một số biện pháp có thể áp dụng bao gồm:

  • thuốc nhỏ mắt kháng sinh
  • phẫu thuật
  • nhỏ nước mắt nhân tạo

Lẹo

Lẹo là một vết sưng đỏ đau trên mí mắt bị viêm do một tuyến bị nhiễm trùng gây ra. Lẹo thường chỉ xảy ra ở một mắt tại một thời điểm. Các triệu chứng khác ở mắt khi bị lẹo:

  • sưng da quanh mắt
  • đau hoặc ngứa mắt
  • nổi mụn

Điều trị lẹo ở mắt

  • Dùng thuốc kháng sinh
  • Chườm ấm
  • Massage quanh mắt bằng ngón tay sạch
  • Tiểu phẫu để loại bỏ lẹo nếu thị lực của bạn bị suy giảm

Hội chứng khô mắt

Hội chứng khô mắt phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra khi mắt không thể tiết đủ nước mắt để bôi trơn mắt. Nguyên nhân đến từ việc cơ thể của bạn không tạo ra đủ nước mắt hoặc nước mắt có chất lượng kém. Các triệu chứng của hội chứng khô mắt bao gồm:

  • mắt cảm thấy khô hoặc có sạn
  • mắt bị kích thích như nóng rát, đau và đỏ
  • chảy nước mắt
  • mắt có gỉ dịch nhầy dạng sợi

Phương pháp điều trị hội chứng khô mắt:

  • sử dụng nước mắt nhân tạo
  • sử dụng thuốc nhỏ mắt theo toa
  • nút ống dẫn nước mắt
  • sử dụng máy tạo độ ẩm
  • bổ sung axit béo thiết yếu omega-3

Viêm giác mạc (loét giác mạc)

Giác mạc của bạn là màng mỏng trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt của mắt bạn. Các triệu chứng viêm giác mạc bao gồm:

  • Nhiều gỉ mắt
  • Mắt đỏ
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Đau mắt
  • Mắt mờ hoặc giảm thị lực
  • Cảm giác có gì đó trong mắt bạn
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Điều trị viêm giác mạc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống. Loét giác mạc là một tình trạng nghiêm trọng của viêm giác mạc.

Đau mắt hột

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm và lây lan khi tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm bệnh. Bệnh đau mắt hột có thể ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em nhưng bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước châu Phi. Các triệu chứng của bệnh đau mắt hột bao gồm:

  • ngứa và kích ứng mắt và mí mắt
  • mí mắt sưng
  • mắt nhiều ghèn, gỉ mắt
  • đau mắt
  • mắt nhạy cảm với ánh sáng

Điều trị bệnh đau mắt hột phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và thường bao gồm các bước:

  • thuốc kháng sinh đường uống hoặc dưới dạng thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ kháng sinh
  • phẫu thuật giai đoạn tiến triển

Bệnh đau mắt hột có thể được điều trị dễ dàng nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến mù lòa.

Quặm mi

Quặm mi là tình trạng mí mắt của bạn quay vào trong. Điều này khiến lông mi của bạn cọ vào và gây kích ứng cho mắt. Quặm mi thường chỉ ảnh hưởng đến mí mắt dưới và nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Các triệu chứng của quặm mi bao gồm:

  • mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • đau mắt
  • đỏ mắt
  • cảm giác có gì đó trong mắt
  • mắt nhiều ghèn, gỉ mắt
  • giảm thị lực
  • chảy nước mắt

Các lựa chọn điều trị cho quặm mi phụ thuộc vào nguyên nhân và dưới đây là một số điều bạn :

  • Chuyển sang kính áp tròng mềm
  • Phẫu thuật tạo hình khâu mí mắt ra ngoài
  • Băng da
  • Phương pháp điều trị bằng botox

Mắt nhiều gỉ ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ có nhiều gỉ mắt cũng tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, cách điều trị có thể hơi khác một chút. Dưới đây là một vài điểm khác biệt ở trẻ em khi mắt trẻ có nhiều gỉ:

  • Trẻ em thường bị chảy nước mắt do nhiễm trùng khi bị cảm lạnh.
  • Tắc tuyến lệ thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong năm đầu tiên.
  • Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc cũng thường gặp ở trẻ em và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây chảy nước mắt
  • Trẻ sơ sinh mắc bệnh lậu từ mẹ khi sinh thường có các vấn đề về mắt, bao gồm cả tiết dịch.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Màu sắc gỉ mắt có ý nghĩa gì?

Gỉ mắt có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây. Gỉ mắt màu vàng hoặc xanh lá cây thường cho thấy mắt bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi mắt bị viêm nhiễm, bạn nên đi bác sĩ kiểm tra và có thể cần dùng thuốc theo toa hoặc thuốc nhỏ mắt. Còn gỉ mắt màu trắng có thể không phải là nhiễm trùng.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Chảy nước mắt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh về mắt. Một số vấn đề khiến mắt chảy nước mắt, tiết nhiều gỉ có thể được điều trị tại nhà trong khi một số trường hợp cần được đi khám. Nếu tình trạng chảy nước mắt và tăng tiết gỉ mắt không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đi khám bác sĩ.

Cách để phòng ngừa

Một số nguyên nhân gây gỉ mắt là do truyền nhiễm. Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt cũng như hạn chế việc lây lan cho người khác:

  • Rửa tay bất cứ khi nào bạn chạm vào mắt hoặc gần mắt.
  • Giặt khăn mặt và vỏ gối thường xuyên bằng nước nóng.
  • Không dùng chung đồ trang điểm mắt.
  • Không đeo kính áp tròng quá lâu
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân chạm vào mắt bạn (ví dụ: khăn tắm, kính mắt, chăn).

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm