Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo nhỏ giúp người niềng răng ăn không bị ê buốt, không tuột mắc cài

Khi thực hiện niềng răng để chỉnh nha, cần tuân thủ các quy trình chăm sóc và thăm khám đều đặn để được kiểm tra và có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra, người niềng răng cần thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

1. Một số lưu ý quan trọng trong ăn uống khi niềng răng

Nếu muốn đảm bảo kết quả điều trị chỉnh nha tốt nhất thì điều rất quan trọng là người thực hiện kỹ thuật chỉnh nha phải làm theo lời khuyên về thực phẩm an toàn khi niềng răng và hỏi bác sĩ chỉnh nha nếu có bất kỳ câu hỏi nào về cách điều trị cụ thể của mình.

Khi niềng răng, điều cần thiết là phải giữ cho kẽ hở giữa các răng và xung quanh mắc cài thật sạch sẽ. Điều đó có nghĩa là đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và sâu răng cũng như lựa chọn thực phẩm an toàn cho răng.

BSCKI. Lê Thế Cường - chuyên khoa Răng Hàm Mặt cho biết, với những bạn đang niềng răng, cần điều chỉnh chế độ bữa ăn cho phù hợp. Ví dụ:

- Lựa chọn món mềm: Thức ăn mềm, không dai cứng là tốt nhất khi gắn mắc cài niềng răng. Việc nhai thức ăn mềm giúp bạn bớt cảm giác đau, ê buốt do răng nhạy cảm, đồng thời hạn chế bung dây cung, tuột mắc cài.

- Tránh thức ăn cứng: Việc nhai thức ăn cứng hay dùng răng cắn xé đồ ăn dai cứng gây đau nhức hoặc ê buốt cho bạn hoặc gây những tổn thương cho răng.

- Hạn chế thức ăn dẻo dính: Ăn thức ăn dẻo dính sẽ làm tăng khả năng bung dây cung, tuột mắc cài rất cao.

Cũng theo BSCKI. Lê Thế Cường, khi niềng răng, bạn không cần phải quá kiêng khem khi lựa chọn thực phẩm. Chỉ cần thay đổi cách ăn, bạn sẽ "ăn được cả thế giới", bằng cách:

  • Cắt nhỏ thức ăn: Với tất cả những thực phẩm như thịt, rau, củ, quả... kể cả trái cây cứng hay đồ ăn vặt khác, chỉ cần cắt nhỏ vừa miếng ăn, như vậy sẽ giúp bạn đỡ thao tác cắn xé và kiểm soát được lượng thức ăn đang nhai.

  • Ăn chậm nhai kỹ: Thói quen ăn chậm nhai kỹ giúp uy trì lực nhai ổn định, không tác động xấu đến răng mà rất tốt cho dạ dày.

2. Thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng

Niềng răng chỉ phát huy hiệu quả khi bạn chăm sóc đúng cách, đồng nghĩa với việc bạn nên tránh một số loại thực phẩm trong suốt thời gian điều trị. Điều này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

2.1 Những thực phẩm hàng đầu nên ăn khi niềng răng

Mẹo nhỏ ăn ngon cho bạn đang niềng răng - Ảnh 2.

Các loại thức ăn cần cắt nhỏ để không ảnh hưởng đến niềng răng.

Các loại thực phẩm tốt nhất để ăn khi niềng răng là ít đường và không cần nhai quá nhiều. Theo BSCKI. Lê Thế Cường, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu trong tuần đầu tiên đeo niềng răng, răng có thể bị ê buốt, ê buốt là điều bình thường khi miệng của bạn thích nghi với khí cụ mới. Trong thời gian này, bạn nên ăn những thức ăn mềm như sữa chua, rau luộc, thịt mềm, hoa quả hầm, canh loãng để tránh tạo thêm áp lực lên răng.

Súp: Súp là một thực phẩm tuyệt vời để ăn khi đang niềng răng. Với đầy đủ các loại rau nấu chín mềm và nước dùng ấm, bạn sẽ không có nguy cơ làm hỏng niềng răng của mình bằng một bát súp ngon.

Rau mềm hoặc nấu chín: Ăn đầy đủ rau mỗi ngày là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Khi niềng răng, nên đảm bảo rằng các món rau đều được nấu chín hoặc mềm trước khi ăn để không làm cong hoặc gãy dây cung hoặc mắc cài niềng răng.

Mẹo nhỏ ăn ngon cho bạn đang niềng răng - Ảnh 4.

Người niềng răng nên ăn các loại rau quả mềm, nấu chín, cắt nhỏ.

Sữa chua: Sữa chua cũng là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng tuyệt vời khi niềng răng. Nên sử dụng sữa chua không đường như một phần của món sinh tố thơm ngon hoặc thêm vào một số loại trái cây và rau quả hàng ngày.

Cháo yến mạch: Thử ăn bột yến mạch vào buổi sáng, một bát bột yến mạch thơm ngon có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới khi niềng răng.

Trứng bác: Đây là một cách tuyệt vời để ăn protein mà không gây hại cho niềng răng của bạn. Ngoài ra còn có rất nhiều cách thú vị mà bạn có thể thêm gia vị cho món trứng bác để khiến món ăn trở nên thú vị.

Phô mai mềm: Mặc dù nên tránh dùng các loại phô mai có hàm lượng cao nhưng vẫn có rất nhiều loại phô mai mềm thơm ngon mà người đang niềng răng có thể thưởng thức.

Trái cây mềm: Những loại trái cây mềm như cam, kiwi, thanh long, dưa hấu và nho có thể ăn được khi niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên tránh những loại trái cây cứng hơn như táo, ổi và lê.

Hải sản: Hải sản là một cách tốt hơn thịt để bổ sung protein trong chế độ ăn uống mà không làm hỏng niềng răng. Tuy nhiên, nên chú ý đến xương hoặc vỏ sò.

Ngũ cốc: Bạn có thể ăn cơm mềm và các loại ngũ cốc nấu chín khác khi đang niềng răng. Chọn các loại carbs mềm này thay vì các loại carbs dai hơn hoặc cứng hơn như bánh mì hoặc bánh pizza.

2.2 Những thực phẩm không nên ăn khi niềng răng

Ăn sai loại thực phẩm có thể gây ra một số khó chịu và khiến bạn có nguy cơ bị gãy mắc cài hoặc dây cung, điều này sẽ khiến bạn phải đến gặp bác sĩ chỉnh nha đột xuất và có thể làm tăng tổng thời gian điều trị.

Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm có thể mắc kẹt trong niềng răng hoặc có hàm lượng đường cao sẽ tạo ra môi trường khuyến khích mảng bám và vi khuẩn phát triển, có thể gây tổn thương lâu dài cho răng.

Mẹo nhỏ ăn ngon cho bạn đang niềng răng - Ảnh 5.

Người niềng răng không nên ăn các loại kẹo cứng, kẹo dẻo, đồ ngọt nhiều đường.

Bất cứ ai đeo niềng răng cố định nên tránh ăn vặt quá mức và nên hướng tới một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Thực phẩm cần tránh khi niềng răng bao gồm:

  • Thực phẩm dai như kẹo và cam thảo.

  • Thực phẩm giòn như khoai tây chiên và bỏng ngô.

  • Thực phẩm dính như caramel, kẹo cao su và snickers.

  • Thức ăn cứng như các loại hạt và bánh quy.

  • Các loại thực phẩm mà cần phải cắn thật mạnh chẳng hạn như táo nguyên quả, cà rốt sống và ngô còn nguyên lõi.

  • Đồ uống ngọt như nước ép trái cây, nước ngọt và nước tăng lực.

Nói chung là người niềng răng có thể tiêu thụ những loại đồ ăn cứng hơn một chút nhưng cần cắt nhỏ và nên ăn ở mức độ vừa phải cho cả sức khỏe răng miệng và thể chất. Nên thực hiện vệ sinh răng miệng thật kỹ để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn sau khi ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Niềng răng có phải kiêng ăn uống gì không?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm