Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng bỏ lỡ “Thời điểm vàng” niềng răng cho trẻ

Có một thực tế hiện nay là cha mẹ thường chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc theo dõi, thăm khám nha khoa cho trẻ trong giai đoạn trẻ thay răng. Đồng nghĩa với việc hầu hết cha mẹ đã bỏ lỡ “Thời điểm vàng” trong niềng răng để giúp trẻ nhỏ có một hàm răng đều, đẹp, khỏe mạnh. Vậy thời gian nào nên cho trẻ đi niềng răng? và vì sao niềng răng sớm lại quan trọng như vậy?

Hàm răng không đều, khấp khểnh, mọc chen chúc hay hàm hô, móm, răng không khớp, mọc xô lệch, “cái ra, cái vào”...không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, làm nụ cười kém duyên mà còn gây nhiều khó khăn trong việc vệ sinh, ảnh hưởng chức năng nhai, phát âm và sẽ là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều bệnh lý răng miệng.

dung-bo-lo-thoi-diem-vang-nieng-rang-cho-tre-1

Các trường hợp nên niềng răng( ảnh minh hoạ)

Trong những trường hợp này giải pháp mà các bác sĩ nha khoa khuyên bạn là nên niềng răng - sử dụng một lực vừa đủ để dịch chuyển răng lệch về đúng vị trí trên cung hàm.

Vì sao niềng răng sớm lại quan trọng?

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, niềng răng (chỉnh nha) có thể thực hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, ở người lớn do xương đã phát triển hoàn toàn, xương và răng không còn mềm nên hiệu quả niềng răng để đạt được khớp răng hoàn chỉnh là tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, người lớn sẽ có nhiều yêu cầu hơn về tính thẩm mỹ, thời gian đeo, có ảnh hưởng đến công việc hay không...do vậy chi phí cũng sẽ cao hơn.

Đối với những người cao tuổi ngoài yếu tố xương tốt, điều kiện sức khỏe ổn định thì cần được các bác sĩ có tay nghề thăm khám cần thận và đưa ra phác đồ niềng răng chính xác riêng.

Giai đoạn tiền chỉnh nha 6-11 tuổi

Đây chính là giai đoạn răng vĩnh viễn mọc thay thế răng sữa. Những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút môi, mút ngón tay, nuốt ngược, đặt lưỡi sai vị trí, thở bằng miệng... là nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Niềng răng trong thời điểm này nhằm mục đích định hướng răng trưởng thành mọc đúng vị trí. Vì vậy, ở độ tuổi này cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ đi theo dõi, khám nha khoa định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện và xử lý kịp thời nếu răng có dấu hiệu mọc sai lệch.

Giai đoạn niềng răng TỐT NHẤT 12-16 tuổi

dung-bo-lo-thoi-diem-vang-nieng-rang-cho-tre-2

Ảnh minh họa

Ở giai đoạn này răng sữa đã được thay thế hoàn toàn bằng răng trưởng thành, có thể thấy rõ những sai lệch răng của trẻ, niềng răng cố định là phương pháp tốt nhất được các chuyên gia khuyên nên thực hiện.

Ở lứa tuổi này cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định. Việc điều chỉnh độ đưa ra thụt vào của hàm, điều chỉnh răng móm, vẩu hay răng mọc chen đều khá thuận lợi. Đồng thời, tác động lực diễn ra nhanh chóng, răng sẽ dịch chuyển dễ hơn, cho kết quả răng đẹp tối đa.

Giai đoạn 17-25 tuổi - Hãy niềng răng sớm nhất khi có thể

Nếu bạn bỏ lỡ “thời điểm vàng” để niềng răng thì bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện khi 17-25 tuổi. Bởi giai đoạn này, bạn đang ở “đỉnh cao” về sức khỏe, khả năng thích nghi, hồi phục cũng tốt nhất.

Tuy nhiên, vì hàm đã có phần cứng hơn nên thời gian niềng răng trong giai đoạn này cũng có thể sẽ kéo dài hơn.

Giai đoạn ngoài 25 tuổi

Như đã đề cập ở trên, niềng răng càng sớm khi mật độ xương hàm chưa cốt hóa tối đa, chưa phát triển hoàn thiện thì việc nắn chỉnh sẽ càng dễ dàng, nhanh hiệu quả.

Nhưng không phải vì thế mà việc niềng răng ở độ tuổi 25 - ngoài 30 là không thể thực hiện. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc niềng răng đúng kỹ thuật, tiến trình và kế hoạch vẫn sẽ đem đến cho bạn kết quả như mong đợi.

Tuy nhiên, do độ tuổi 25 - ngoài 30, xương hàm và nướu đã ổn định vững chắc, răng cũng là răng vĩnh viễn nên việc sắp xếp răng bị khấp khểnh, đẩy, kéo răng khít sát vào nhau, hay đưa hàm về đúng vị trí cần nhiều thời gian hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Niềng răng ở người lớn

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm