Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giảm ho ngay lập tức?

Ho đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất kích thích và tác nhân lạ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ho dai dẳng có thể gây khó chịu và mất ngủ, vậy cách điều trị ho tốt nhất là gì?

Cách điều trị ho tốt nhất sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Thông thường, dị ứng, nhiễm trùng và trào ngược axit là một vài nguyên nhân cơ bản gây ra ho. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những phương pháp tự nhiên giúp giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị ho, hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm và hướng dẫn sử dụng. Bởi vì một số loại thảo mộc và thực phẩm chức năng có thể gây trở ngại cho thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn cũng cần đi khám nếu tình trạng ho kéo dài hoặc tái phát, cảm thấy khó thở, ho ra máu hoặc chất nhầy màu vàng xanh, bị sốt hoặc đau đầu, thở khò khè,...

Dưới đây là những phương pháp giúp giảm ho hiệu quả hoàn toàn tự nhiên:

Mật ong

Theo nghiên cứu, mật ong có thể làm dịu cơn ho. Trong một đánh giá năm 2021, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác dụng của việc sử dụng mật ong để điều trị ho trong bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Họ phát hiện ra rằng mật ong có khả năng giúp giảm ho và ngăn ngừa nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong một nghiên cứu khác năm 2021, các nhà nghiên cứu đã so sánh mật ong với dextromethorphan, một loại thuốc giảm ho phổ biến. Họ phát hiện ra rằng cả mật ong và dextromethorphan đều có tác dụng giảm ho. Thậm chí mật ong còn đạt hiệu quả giảm ho tốt hơn so với dextromethorphan trong một số thử nghiệm.

Bạn có thể giảm ho bằng cách nuốt 1 thìa mật ong hoặc thêm mật ong vào đồ uống nóng, chẳng hạn như trà gừng, trà hoa cúc, trà thảo mộc,...

Gừng

Gừng có thể làm dịu cơn ho khan hoặc hen suyễn, vì nó có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn và đau họng. Gừng cùng với các phương thuốc khác, bao gồm cả mật ong đã đóng vai trò lâu đời trong các loại thuốc truyền thống trị ho. 

Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc sử dụng trà gừng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trà gừng có thể gây đau bụng hoặc ợ chua.

Nước nóng

Những người mắc cảm lạnh hoặc cúm có thể giảm các triệu chứng bằng các sử dụng đồ uống ấm nóng. Nghiên cứu đã chứng mình đồ uống nóng thậm chí còn làm giảm bớt các triệu chứng bao gồm đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi. Các triệu chứng này thuyên giảm ngay lập tức và duy trì trong một thời gian tiếp tục sau khi uống xong đồ uống nóng.

Các loại đồ uống nóng bạn có thể thử bao gồm:

  • trà thảo mộc
  • nước ấm
  • nước ép trái cây ấm

Xông hơi/ Sử dụng hơi nước

Xông hơi/ hơi nước có thể làm giảm các triệu chứng như chất nhày hoặc đờm. Để thử phương pháp này, bạn có thể tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước nóng và để phòng tắm ngập tràn hơi nước. Nên ở trong phòng hơi nước này trong vài phút cho đến khi các triệu chứng giảm dần. 

Ngoài ra, bạn có thể thử biện pháp xông hơi, theo các bước sau:

  • Đổ đầy nước nóng vào một bát lớn
  • Thêm các loại thảo mộc hoặc tinh dầu, chẳng hạn như bạch đàn hoặc hương thảo. Những nguyên liệu này có thể giúp giảm ngạt mũi
  • Hướng mặt vào bát và trùm một chiếc khăn lên đầu. Khăn có thể giữ hơi nước để bạn hít vào
  • Tiếp tục hít thở hơi trong khoảng 10-15 phút

Bạn có thể áp dụng phương pháp này 1-2 lần mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối súc miệng giúp giảm đau họng và các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường. Nước muối có thể giúp làm lỏng chất nhầy và giảm bớt một số cơn đau. Tuy nhiên, nó sẽ không giúp giảm tải lượng virus.

Để súc miệng bằng nước muối, hãy thử các bước sau:

  • Khuấy 1/2 thìa muối vào cốc nước ấm cho đến khi tan hết
  • Để dung dịch nguội một chút trước khi sử dụng để súc miệng
  • Khi súc, để hỗn hợp đọng lại trong cổ họng một vài phút trước khi nhổ ra ngoài
  • Làm như vậy vài lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng ho được cải thiện

Bromelain

Bromelain là một loại enzym có từ dứa. Nó có nhiều nhất trong lõi của quả dứa. Bromelain có đặc tính chống viêm và phân giải chất nhầy, có nghĩa là nó có thể phá vỡ chất nhầy và loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Một số người uống nước ép dứa hàng ngày để giảm chất nhầy trong cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, nước ép dứa không cung cấp đủ lượng bromelain để giảm các triệu chứng. Thuốc bổ sung bromelain có thể hiệu quả hơn trong việc giảm ho. 

Thay đổi chế độ ăn uống đối với chứng trào ngược axit

Trào ngược axit là nguyên nhân phổ biến gây ra ho. Tránh các loại thực phẩm có thể gây trào ngược axit là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này và giảm cơn ho kèm theo.

Mỗi cá nhân có thể có các tác nhân gây trào ngược khác nhau mà họ cần phải tránh. Các loại thực phẩm và đồ uống thường gây ra trào ngược axit bao gồm:

  • rượu bia
  • cafein
  • sô cô la
  • thực phẩm họ cam quýt
  • thực phẩm chiên 
  • tỏi và hành tây
  • cây bạc hà
  • gia vị và thức ăn cay
  • cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua

N-acetylcysteine ​​(NAC)

NAC là một chất bổ sung đến từ axit amin L-cysteine. Dùng liều hàng ngày có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho khan bằng cách giảm chất nhầy trong đường thở.

Cách ngăn ngừa ho

Ngoài càng phương pháp trên, một số bước bổ sung mà một người có thể thấy hữu ích để giảm ho bao gồm:

  • uống chất lỏng ấm như nước dùng hoặc trà
  • tránh các sản phẩm từ sữa
  • tránh rượu
  • hít thở không khí ẩm từ hơi nước vòi hoa sen hoặc máy tạo độ ẩm

Bạn cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc có chứa dextromethorphan hoặc thuốc giảm ho. 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng sau đi kèm với ho:

  • đờm màu xanh lá cây hoặc vàng có mùi hôi
  • ớn lạnh
  • mất nước
  • sốt trên 38,8°C
  • sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • mệt mỏi

Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn ho trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc hoặc sống với một số tình trạng bệnh nhất định nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ chất bổ sung mới hoặc biện pháp điều trị tại nhà nào.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có thể làm gì để hết ho?

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm