Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh?

Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng thể chất (bốc hỏa) hoặc các triệu chứng về tâm thần của thời kỳ mãn kinh có thể phá vỡ giấc ngủ, giảm năng lượng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc. Vậy làm thế nào để ứng phó với các bất lợi trong giai đoạn này.

Thay đổi sinh lý trong thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, có đến 75% phụ nữ gặp phải các triệu chứng rối loạn thần kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tim đập nhanh và đau đầu. Các cơn "thủy triều" này kéo dài trong 2-3 phút, nhưng xảy ra ở những khoảng thời gian không thể đoán trước, có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi uống rượu, căng thẳng và thậm chí là gắng sức.

Ngoài các vấn đề về thể chất, tinh thần cũng bị ảnh hưởng. 45% phụ nữ dễ bị tâm trạng xấu, tức giận, cáu kỉnh. Họ trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng bên trong, giảm sự tập trung chú ý, mất tự tin và trầm cảm…

Nguyên nhân của tất cả những rắc rối trên là do mãn kinh. Tuổi trung bình khởi phát khoảng 50 tuổi. Đến lúc này, dự trữ nang trứng bị cạn kiệt, mức độ estrogen bị giảm. Việc giảm nồng độ estrogen sẽ phá vỡ trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng, lượng hormone kích thích nang trứng tăng lên và sự giải phóng đỉnh của hormone luteinizing (LH) bị phá vỡ. Kết quả là sự rụng trứng không xảy ra, sự thay đổi theo chu kỳ trong nội mạc tử cung bị phá vỡ. Kinh nguyệt trở nên bất thường và sau đó dừng lại hoàn toàn.

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các chất hoạt tính sinh học trong não như dopamine, serotonin, có thể tương tác với axit gamma-aminobutyric (chất dẫn truyền thần kinh).

Điều gì sẽ giúp cải thiện những khó chịu này?

Để cải thiện sức khỏe và giảm hậu quả khó chịu của thời kỳ mãn kinh, cần điều chỉnh lối sống và sự hỗ trợ của thuốc.

Phương pháp đầu tiên bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn thực phẩm ít carbohydrate, chất béo, nhưng giàu chất xơ (trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc). Tăng cường thực phẩm giàu phytoestrogen trong chế độ ăn uống.

Phytoestrogen là những chất giống như estrogen có trong một số loại ngũ cốc, rau, các loại đậu (bao gồm cả đậu nành) và thảo mộc. Chúng có thể hoạt động trong cơ thể giống như một dạng estrogen yếu. Phytoestrogen là giảm các triệu chứng rối loạn vận mạch, bao gồm cả bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Tiêu thụ 30 mg / ngày isoflavone đậu nành làm giảm các cơn bốc hỏa lên đến 50%.

Điều quan trọng là bạn có được canxivitamin D một cách thường xuyên. Cần giảm thiểu lượng rượu, caffeine và thức ăn cay, vì việc sử dụng chúng có thể gây ra các cơn bốc hỏa.

Một phương pháp điều chỉnh không dùng thuốc quan trọng nữa là hoạt động thể chất. Nó cải thiện tâm trạng, ổn định chỉ số khối cơ thể và giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, những hành động nhằm kích thích hoạt động nhận thức cũng không kém phần hữu ích. Chúng bao gồm giao tiếp, giải câu đố ô chữ, làm toán và đọc sách.

Lĩnh vực hỗ trợ thứ hai là hỗ trợ dược lý. Liệu pháp thay thế hormone dưới dạng viên nén, kem, miếng dán làm giảm các triệu chứng rối loạn chức năng, ngăn ngừa teo niêm mạc của đường tiết niệu, bảo tồn khối xương và kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp này cần có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Làm thế nào để trì hoãn mãn kinh sớm?

Nguyễn Ngân (Theo MDF 2020) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm