Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có biết những cách này để giảm nóng trong người mùa hè?

Bức bối, khó chịu vì nóng trong người? Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn giảm nóng trong người hiệu quả.

Bạn có biết những cách này để giảm nóng trong người mùa hè?

Hạ nhiệt cơ thể bằng cách nào?

Nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó nền nhiệt của môi trường xung quanh đóng một vai trò quan trọng. Cơ thể của bạn sẽ nóng lên vào mùa hè khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời ở tần suất cao. Một yếu tố khác gây nóng trong người chính là do các thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hàng ngày. Các loại thực phẩm cay, nóng; rượu hay caffeine là một số thành phần mà bạn phải tránh xa vì đây là những thực phẩm có thể dẫn đến “nóng trong”. Một số loại bệnh hoặc thuốc điều trị cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nền nhiệt bên trong cơ thể. 

Nhiệt độ của môi trường đóng vai trò quan trọng trong gia tăng nền nhiệt cơ thể

Nhiệt độ cơ thể bình thường là 36,9˚C. Cho dù điều kiện thời tiết bên ngoài có thay đổi ra sao thì nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn chỉ nên duy trì ở mức nền nhiệt này. Với các trường hợp nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp hoặc tăng quá cao có thể gây tổn hại cho các cơ quan, chức năng nội tạng dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe. 

Lý do gây nên nóng trong người

 • Mặc quần áo quá chật hoặc dùng vải sợi nhân tạo không thấm mồ hôi dẫn đến việc bị giữ nước và giảm nhiệt cơ thể không hiệu quả.

• Sốt hoặc nhiễm trùng.

• Tăng các hoạt động trên tuyến giáp khiến tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, làm sản sinh nhiệt dư thừa. 

• Luyện tập quá sức. 

• Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích, rối loạn thần kinh có thể dẫn đến việc tăng nhiệt độ cơ thể quá mức ngay cả khi ngủ. 

• Các yếu tố khác sẽ dẫn đến tăng nhiệt cơ thể là bệnh vảy nến, đa xơ cứng, xơ nang và bệnh Eczema (do những bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình đổ mồ hôi bình thường).

• Tiếp xúc quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời cũng có thể dẫn đến tăng nền nhiệt của cơ thể.

Các cách giảm nóng trong người

• Hạn chế các thực phẩm cay, nóng.

• Hạn chế đồ ăn có nhiều chất béo, đồ chiên xào (đồ ăn vặt/thức ăn nhanh)

• Hạn chế caffeine và rượu.

• Ăn theo chế độ ăn ít muối.

• Sử dụng dầu dừa hoặc dầu Olive để nấu ăn thay cho việc sử dụng dầu hạnh nhân, vừng và ngô.

• Hạn chế sử dụng các loại hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng có thể khiến tăng nền nhiệt cơ thể nhanh chóng. Chỉ nên dùng các loại hat từ 2 – 3 lần/tuần

• Cố gắng ăn nhiều rau và giảm sử dụng thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.

Nóng trong người dẫn đến cơ thể bức bối, khó chịu

Các biện pháp để giảm nhiệt cơ thể tại nhà

• Mỗi sáng, uống một ly nước ép lựu tươi kèm theo một vài giọt dầu hạnh nhân.

• Ngâm chân trong một chậu nước mát cũng giúp giảm nhiệt từ cơ thể.

• Bạn có thể ăn một thìa hạt bồ đào hàng ngày để giảm nhiệt cơ thể.

• Thêm một thìa mật ong vào trong cốc sữa lạnh và dùng nó hàng ngày.

• Trộn bột gỗ đàn hương với nước hoặc sữa lạnh và tạo thành một hỗn hợp nhuyễn. Sau đó, đắp hỗn hợp này vào trán của bạn. Đây là một công thức đã được chứng minh giúp giảm nhiệt độ và làm mát cơ thể ngay lập tức. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt nước hoa hồng vào hỗn hợp để đạt được kết quả tốt hơn.

• Thêm 2 thìa bơ vào ly sữa và uống hàng ngày. (Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này nếu bạn muốn giảm lượng cholesterol trong cơ thể)

• Ăn nhiều rau và các loại trái cây như cam và chanh ngọt bởi đây là những thực phẩm giàu vitamin C, giúp giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những loại nước uống tốt nhất để giải nhiệt mùa hè

Thanh Thảo H+ (Theo Mehta Hospital) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm