Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khuyến nghị sử dụng đồ uống phù hợp theo nhóm đối tượng

Các nhóm đối tượng có nhu cầu nước uống đặc biệt bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người bệnh và các vận động viên.

Khuyến nghị sử dụng đồ uống phù hợp theo nhóm đối tượng

 

I. Khuyến nghị về nhu cầu nước nói chung theo đối tượng

  1. Khuyến nghị cho các nhóm đối tượng

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia trong cuốn “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam – 2016”:

Nhu cầu nước khuyến nghị theo cân nặng, tuổi và hoạt động thể lực:

Cách ước lượng

Nhu cầu nước/ các chất dịch, ml/kg

Theo cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực

ml/kg

Vị thành niên (10-18 tuổi)

40

Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng

40

Từ 19 đến 55 tuổi, hoạt động thể lực trung bình

35

Người trưởng thành 55 tuổi

30

Theo cân nặng

ml/kg

Trẻ em 1-10 kg

100

Trẻ em 11-20kg

1000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên

Trẻ em 21kg trở lên

1500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên

 

Các nhóm đối tượng có nhu cầu nước uống đặc biệt bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người bệnh và các vận động viên.

+ Người trưởng thành

Lượng nước uống/ăn vào và thải ra hàng ngày của người trưởng thành bao gồm

Uống/ăn vào

Thải ra

Đường vào

ml/ngày

Đường ra

ml/ngày

Đường miệng

1100-1400

Qua nước tiểu

1200-1500

Theo các thực phẩm

800-1000

Theo đường ruột

100-200

Theo hơi thở

400

Theo mồ hôi

500-600

Nước chuyển hóa (oxy hóa thực phẩm)

300

 

 

Tổng cộng

2000-2700 (trung bình khoảng 2500ml/ngày)

 

2000-2700 (trung bình khoảng 2500ml/ngày)

 

Khuyến cáo về nhu cầu nước uống theo mức độ hoạt động thể lực của IOM (Institute of Medicine)

+ Vận động viên
  • Để đảm bảo đủ nước trước khi luyện tập, các vận động viên nên uống từ 500-600ml nước hoặc đồ uống thể thao 2-3 giờ trước khi luyện tập, uống khoảng 200-300ml nước 10-20 phút trước khi luyện tập.
  • Trong khi luyện tập, để đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể, các vận động viên cần uống bổ sung 200-300ml nước mỗi 10-20 phút trong khi luyện tập. Khuyến nghị cụ thể sẽ dựa vào mức độ luyện tập, mức độ vã mồ hôi và khả năng dung nạp nước của từng người.
  • Đối với các vận động viên, nhiệt độ của đồ uống cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng nước uống. Mặc dù nhu cầu nước của từng môn thể thao sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, các VĐV nên dùng đồ uống có nhiệt độ từ 15-20 độ C.
  • Trong trường hợp VĐV ăn không đủ bữa hoặc không ăn, luyện tập cường độ cao trên 4 tiếng hoặc trong những ngày hè nóng bức, nên cân nhắc bổ sung natri chloride vào các loại đồ uống của VĐV.  Trong những trường hợp này, bổ sung một lượng vừa phải muối (0,3-0,7g muối/lít nước) có thể bù lại được lượng muối mất đi thông qua mồ hôi và có thể hạn chế được các biến cố về sức khỏe liên quan đến mất cân bằng điện giải. Bổ sung 0,3-0,7g muối/lít nước vào bất cứ loại đồ uống nào được chấp nhận vì việc này sẽ làm kích thích cơn khát, tăng lượng nước uống tự nguyện và giảm nguy cơ hạ natri máu và không gây hại gì cho các VĐV.
  • Tác hại của thiếu nước đối với VĐV:  Tăng nhiệt độ cơ thể; tăng nhịp tim, chuột rút, co cứng cơ; đau nhức khớp xương, kém linh động; thời gian mệt mỏi kéo dài, lâu hồi phục

+ Trẻ em

Theo British Nutrition Foundation, với trẻ nhỏ, mỗi ngày cần uống từ 6-8 cốc nước với lượng nước mỗi cốc là khoảng 150-200 ml với trẻ nhỏ, với những trẻ lớn thì lượng nước mỗi cốc khoảng 250-300 ml.

Trẻ dưới 5 tuổi:

  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
  • Nước ép hoa quả nên được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng trở lên, khi cho trẻ uống cần được pha loãng để giảm thiểu độ axit và lượng đường.
  •  Nước hoa quả công nghiệp, sữa có hương vị, nước ngọt: không thích hợp cho trẻ ở giai đoạn này nhất là trẻ nhỏ. Tương tự như vậy trà và cà phê cũng không cho trẻ ở độ tuổi này uống.

 

  1. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mang thai

Tuổi

Tổng lượng nước (bao gồm cả thực phẩm và đồ uống)

Đồ uống (nước lọc, sữa và các loại đồ uống khác)

14-18 tuổi

2,4 L/ngày

1,8 L/ngày (khoảng 7 cốc)

19-30 tuổi

3,1 L/ngày

2,3 L/ngày (khoảng 9 cốc)

31-50 tuổi

3,1 L/ngày

2,3 L/ngày (khoảng 9 cốc)

Cho con bú

14-18 tuổi

2,9 L/ngày

2,3 L/ngày (khoảng 7 cốc)

19-30 tuổi

3,5 L/ngày

2,6 L/ngày (khoảng 9 cốc)

31-50 tuổi

3,5 L/ngày

2,6 L/ngày (khoảng 9 cốc)

 

+ Người cao tuổi

Tất cả người cao tuổi nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu người cao tuổi bị mất nhiều nước, cần uống bổ sung thêm, phụ thuộc và chế độ chăm sóc.  Nếu người cao tuổi bị sốt, hoặc nếu nhiệt độ trong nhà/ngoài trời tăng cao, thì người cao tuổi cũng cần bổ sung thêm nước. Khi bị sốt cao trên 38 độ C, với mỗi độ C tăng lên, cần bổ sung thêm 500ml. Người cao tuổi nên uống ít nước nhưng uống nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều nước và ít lần trong ngày. Các loại đồ uống nên sử dụng cho người cao tuổi là các loại nước khoáng (mineral drink), nước trái cây, nước cà chua, sữa và đồ uống thể thao. Không nên tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn và đồ uống bổ sung nhiều protein, đặc biệt là khi người cao tuổi đang bị mất nước vì những loại đồ uống này sẽ làm nặng thêm tình trạng mất nước.

II. Khuyến nghị chung

1. Những loại nước tốt cho sức khoẻ:

Đồ uống có thể là nước máy đun sôi để nguội, nước lọc, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, sữa, nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước súp... đều có thể dùng được hàng ngày.

  • Nước ép trái cây tươi: nước cam, quýt, bưởi, dưa chuột, táo… khi uống không nên cho thêm đường, loại nước quả ép này vừa cung cấp nước lại cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Loại nước này làm xóa tan những mệt mỏi, tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt trong cơ thể người.
  • Các loại nước ép từ rau củ như: củ đậu, bí xanh, nước rau má…cũng rất tốt cho cơ thể nhất là đối trẻ bị thừa cân - béo phì vừa không sợ bị tăng cân, mà còn có tác dụng giải nhiệt nhất là trong những ngày hè nóng bức.
  • Sữa đậu nành không đường: cũng là nước uống và thức ăn bổ dưỡng vừa cung cấp nước, cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác.
  • Nước rau luộc: cũng rất tốt cho cơ thể vì cung cấp các vitamin và khoáng chất.
  • Loại nước uống tốt nhất cho con người là nước sạch tự nhiên có trong rau quả, nước băng tan hoặc nước sạch nhân tạo.

Để đảm bảo sức khỏe chúng ta nên tự đun sôi nước sạch để nguội uống hàng ngày, nếu uống nước đóng chai thì phải chọn các hãng có uy tín trên thị trường.

2. Thời điểm uống nước có lợi cho sức khỏe:

Năm phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày, vì vậy chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn, vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hoá và hấp thu.

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

 
PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh phát biểu tại Hội thảo "Đồ uống và sức khỏe" ngày 4/4/2017
3. Các đồ uống nên và không nên dùng cho từng loại đối tượng:
  1. Nhóm nước phổ biến:

Nước sôi để nguội/nước lọc: là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi đối tượng uống hàng ngày, không thêm năng lượng, không hại cho răng.

-         Trẻ em từ 5-11 tuổi: ngoài nước lọc thì nhóm này vẫn cần thêm nguồn nước cung cấp từ sữa bởi sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là protein, vitamin nhóm B và canxi. Phần lớn trẻ trong độ tuổi này nên uống sữa tách béo một phần, không có chất tạo ngọt, và được bổ sung thêm canxi. Những loại sữa lắc sô cô la, sô cô la nóng, các loại đồ uống lên men từ ngũ cốc và hạt nên hạn chế uống. Hoặc sử dụng nước ép hoa quả, rau củ và sinh tố: cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin, chất xơ. Chỉ nên uống 150 ml một ngày và không nên uống trước bữa ăn. 150 ml là giới hạn tối đa cho 1 khẩu phần. Có thể pha loãng những loại nước này để giảm lượng đường và axit (1 phần nước hoa quả-10 phần nước)

-         Bệnh nhân Gout: người bị bệnh Gout nên uống từ 8-16 cốc nước mỗi ngày, hoặc một nửa trong số đó là nước lọc. Một cốc tương đương với 237ml nước. Như vậy một ngày cần đảm bảo khoảng 1,5-3,5 L nước mỗi ngày

Nước khoáng: không nên dùng ở trẻ em. Nước khoáng là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, canxi, magie…Các loại nước khoáng do chứa  thêm các chất khoáng nên phải dùng đúng lúc, đúng đối tượng, không được sử dụng bừa bãi nhất là trẻ nhỏ không được dùng loại nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao để pha sữa vì chức năng thận của trẻ còn yếu không đào thải được chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể, vì thế những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loại nhịp tim, tăng huyết áp, phù…

  1. Trà, cà phê:

-         Trẻ em không nên dùng.

-         Trà tươi, trà xanh…nhiều vitamin, trợ tim, chất chống oxy hóa, lợi tiểu, tốt cho người lớn, người già, hoạt động thể lực, vận động viên… giúp tỉnh táo tinh thần, hoạt động cơ bắp.

-         Cà phê: người lớn có thể dùng 2-3 cốc, tác dụng giống như trà.

-         Nguời mất ngủ, bệnh dạ dày, tiêu hoá cần chú ý về số lượng.

  1. Nước ngọt (nước hoa quả, nước siro hoa quả, nước ngọt có gaz…):

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị rằng nên tiêu thụ thực phẩm, đồ uống chứa đường bổ sung thấp hơn 10% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể và tốt nhất là dưới 5% để bảo vệ sức khỏe. Lượng đường này gần bằng một lần dùng đồ uống có đường (250ml) mỗi ngày. Theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới, đồ uống chứa nhiều đường bổ sung có thể là nguồn cung cấp nhiều calo dư thừa trong chế độ ăn, đặc biệt với trẻ em, thiếu niên và thanh niên trẻ.

+ Trẻ em: Trẻ em nên hạn chế hoặc không nên uống:

-  Các loại nước ngọt có ga: không nên uống vì có thể gây thừa cân béo phì, hoặc đầy bụng biếng ăn ở trẻ em và cung cấp calo rỗng.

-  Các loại nước ép quả công nghiệp: có nhiều đường và axit, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ, uống nhiều dẫn đến thừa cân – béo phì, sâu răng.

Người cao tuổi: Nên tránh sử dùng nước ngọt (bao gồm nước uống có gas, nước ép trái cây có đường và các loại trà ngọt).

Phụ nữ mang thai: Nên hạn chế uống nước ngọt vì chứa quá nhiều đường và không có giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, nước ngọt cũng có thể có chứa caffein, phẩm màu và chất tạo ngọt nhân tạo, có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Nước ngọt có thể gây ợ nóng ở Phụ nữ mang thai.

Vận động viên: tránh sử dụng nước ngọt có gas (carbonated drink) vì có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa và có thể làm giảm lượng nước mà VĐV uống vào. Đồ uống của VĐV nên được bổ sung từ 6-8% carbohydrate để duy trì cân bằng nước và tạo năng lượng cho cơ hoạt động.

Người bị bệnh gout: không khuyến cáo sử dụng nước ngọt vì có chứa nhiều  đường làm tăng nguy cơ tái phát đợt gout cấp.

Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp: nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, đồ uống có đường vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nữ giới không nên tiêu thụ quá 6 thìa đường/ngày, nam giới không nên tiêu thụ quá 9 thìa đường một ngày (một lon nước ngọt thông thường chứa khoảng 8,75 thìa đường).

Người bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường nên tránh uống các loại nước ngọt thông thường vì chứa quá nhiều calo và có thể làm tăng lượng glucose trong máu.

  1. Đồ uống thể thao, tăng lực

Đồ uống thể thao, tăng lực thường có thêm đường 5-10%, vitamin, chất khoáng, caffein, chất tạo màu. Bình thường không nên lạm dụng, đặc biệt khi nhãn mác không rõ ràng, hàng giả.

Khuyến cáo hiện nay một người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 3-4 tách cà phê mỗi ngày tương đương với 300-400 mg caffein có trong đó để bảo vệ sức khỏe.

+ Trẻ em, thanh thiếu niên (5-18 tuổi)

  • Trẻ em: không được dùng các loại nước tăng lực, đồ uống thể thao cho trẻ uống nhất trẻ nhỏ. Những loại nước này có hàm lượng đường và năng lượng cũng như caffein cao nên hòan toàn không phù hợp với trẻ em. Với trẻ lớn thì được phép uống trà, cà phê những rất hạn chế hoặc phải lựa chọn loại trà, cà phê tách caffein.
  • Thanh thiếu niên: Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng, thanh thiêu niếu không nên tiêu thụ đồ uống tăng lực bởi loại đồ uống này có chứa các chất kích thích. Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 cũng không nên tiêu thụ quá 100mg caffein/ngày (tương đương với không nên uống nhiều hơn 1 ly cà phê/ngày). The National Federation of State High School Associations khuyến nghị rằng các vận động viện trẻ không nên sử dụng đồ uống tăng lực để thay thế nước trước trong và sau khi hoạt động thể thao

+ Với phụ nữ mang thai

  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ ở mức 200mg/ngày, tương đương với 2 ly cà phê pha sẵn. Không cần thiết phải cắt bỏ hoàn toàn caffein nhưng nên hạn chế, không nên uống quá 200mg/ngày. Có thể uống trà và cà phê đã tách caffein, nước trái cây, nước lọc và hạn chế uống nước tăng lực vì nước tăng lực có chứa rất nhiều caffein. Thỉnh thoảng uống quá lượng caffein khuyến nghị được chấp nhận, bởi nguy cơ là tương đối nhỏ. (NIH)
  • Đồ uống tăng lực không khuyến cáo sử dụng với phụ nữ mang thai. PNMT không nên uống trà cùng với bữa ăn vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

+ Với vận động viên

- Đồ uống thể thao thường dùng trong và sau thi đấu, nhằm cung cấp thêm năng lượng, giúp phục hồi nhanh; tuy nhiên chú ý nhãn mác, không nên quá lạm dụng ngoài thi đấu.

- VĐV không luyện tập: hạn chế tiêu thụ nước tăng lực, không tiêu thụ quá 500ml nước tăng lực/ngày. Không trộn nước tăng lực với cồn vì có thể gây mất nước nặng. Nếu VĐV bị tăng huyết áp, không nên sử dụng nước tăng lực. Nếu VĐV đang điều trị các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng nước tăng lực.

-  Với VĐV luyện tập dưới 1h: Không sử dụng nước tăng lực. Đồ uống thể thao được coi là an toàn. Nhưng không được sử dụng nước tăng lực khi đang luyện tập thể thao vì có thể gây mất nước, tăng huyết áp và không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, so sánh với việc uống nước lọc và đồ uống thể thao.

VĐV luyện tập trên 1h: Không sử dụng nước tăng lực. Đồ uống thể thao có chứa carbohydrate và điện giải có thể dự phòng tình trạng mất nước, mất điện giải và tốt hơn nước lọc.

+ Với người bệnh tiểu đường: Nước tăng lực chứa lượng lớn caffein và carbohydrate, do vậy, không chỉ làm tăng lượng đường huyết mà còn làm tăng tình trạng kháng insulin → tăng nguy cơ tiểu đường typ 2. Ngoài ra, quá nhiều caffein cũng sẽ gây lo lắng, tăng huyết áp, dẫn đến mất ngủ → ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.

+ Với người bị gout: loại nước này cũng giống như cà phê, cũng có thể gây ra những đợt gout cấp.

+ Với người bệnh tim mạch, tăng huyết áp: không khuyến cáo sử dụng đồ uống có chứa caffein. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu về đồ uống có chứa caffein và bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

  1. Đồ uống có cồn

+ Trẻ em: không nên dùng.

+ Người cao tuổi:

Ảnh hưởng của đồ uống có cồn lên người cao tuổi khác với những người trẻ.  Người cao tuổi có thể sẽ bị kích thích, kể cả khi không tăng lượng rượu/bia họ đã uống. Trạng thái kích thích này có thể làm tăng nguy cơ bị tai nạn ở người cao tuổi, ví dụ như té ngã, gãy xương hoặc tai nạn giao thông. Theo The National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism, thuộc the National Institutes of Health, khuyến nghị rằng người trên 65 tuổi không nên uống quá 7 ly/tuần và không nên uống quá 3 ly/ngày vào bất cứ ngày nào.

+ Phụ nữ mang thai:

Tốt nhất, phụ nữ mang thai không nên sử dụng đồ uống có cồn. Sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh thấp. Sử dụng đồ uống có cồn sau 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến em bé sau khi sinh ra (khó khăn trong học tập và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ). Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn khi mang thai có thể dẫn đến hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (NIH).

+ Người bệnh gout:

Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout và tăng nguy cơ bệnh gout tấn công nếu đã có tiền sử bị gout từ trước.  Đồ uống có cồn cũng làm tăng lượng acid uric trong máu bằng nhiều cách khác nhau và do vậy, có thể gây cơn gout. Rất nhiều loại bia có chứa một lượng lớn purines từ quá trình lên men và sẽ kích thích việc sản xuất acid uric ở gan. Quan trọng hơn, rượu đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid lactic, làm cản trở quá trình loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể ở thận. Mặc dù người bị bệnh gout không cần thiết phải cai đồ uống có cồn hoàn toàn, nhưng giảm tiêu thụ đồ uống có cồn là một điều rất quan trọng, đặc biệt là nếu người bệnh uống nhiều hơn lượng khuyến nghị (nhiều hơn 21 unit/tuần với nam và hơn 14 unit/tuần với nữ).

+ Với người bị tim mạch, tăng huyết áp:

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng đảo ngược mối liên quan giữa uống rượu ở mức trung bình với bệnh tim mạch mạn tính, những nói chung là không khuyến cáo cho mọi người tập sử dụng rượu để ngăn ngừa bệnh tim mạch

  1. Đồ uống có thảo mộc

Đồ uống có thảo mộc là một phương pháp giúp cung cấp các chất dinh dưỡng từ các loại cây thảo mộc dưới dạng nước, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Hầu hết các loại thảo mộc được sử dụng để làm trà đều là các vị thuốc được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Và vì đồ uống có thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên thường không có hoặc có rất ít tác dụng phụ, có tác dụng tương đối bình hòa. Chỉ cần sử dụng đúng cách sẽ đạt được hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng đồ uống thảo dược với một số đối tượng đặc biệt:

+ Phụ nữ mang thai: các loại đồ uống (trà) thảo mộc chứa rất ít caffein nên không gây kích ứng, bồn chồn như các loại trà thông thường. Một số loại trà thảo mộc có thể dùng cho phụ nữ mang thai: lá mâm xôi đỏ (tương đối an toàn ), lá bạc hà (tương đối an toàn ), tía tô đất (tương đối an toàn ), rễ gừng (có thể an toàn). Theo Health Canada, một số loại trà thảo mộc nêu trên được coi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú nếu uống với lượng vừa phải (không quá 2-3 cốc/ngày, 1 cốc = 250ml). Nên chọn uống đa dạng các loại trà nhẹ, không nên uống cùng 1 loại trà trong nhiều ngày. Nếu bị buồn nôn do ốm nghén, có thể uống trà gừng.

+ Vận động viên: VĐV nên tham khảo ý kiến bác sỹ về trước khi sử dụng đồ uống thảo mộc. Nếu một vận động viên muốn bổ sung thảo dược, nên sử dụng một sản phẩm tiêu chuẩn: có tên khoa học và số lượng thực vật được xác định rõ ràng trên nhãn, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, số lô và ngày hết hạn phải được đánh dấu rõ ràng. Theo US Olympic Commitee, VĐV có thể uống 1 cốc (235ml) trà thảo mộc trước khi đi ngủ (9-10 giờ tối).

+ Người bệnh tiểu đường: Một số loại thảo mộc được cho là có thể làm giảm đường huyết và do vậy có thể có ích cho người bệnh tiểu đường, bao gồm: lô hội, mướp đắng, quế, gừng, đậu bắp, thảo đinh lăng (Fenugreek), chiết xuất cây nham lê (bilberry).

III. Một số thói quen không tốt, sai lầm về sử dụng đồ uống hay gặp hiện nay

-           Uống nhiều nước cùng 1 lúc, khó hấp thu, có thể ngộ độc nước.

-           Vừa ăn vừa uống, gây hoà loãng dịch vị, kém tiêu hoá hấp thu.

-         Mua đồ uống không xem kỹ nhãn mác: bị đồ nhái, giả mạo, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có thể nhiễm các chất độc hại.

-           Để quá lâu sau khi mở chai lần đầu: >2 ngày bị nhiễm khuẩn.

-          Trẻ em học đường uống nhiều nứơc ngọt có ga, có đường, tạo màu, dễ gây thừa cân béo phì.

-           Phụ nữ có thai cho con bú: lạm dụng cà phê, ruợu bia.

-          Khi có bệnh, chọn không đúng loại đồ uống: Bệnh gan, bệnh Gout, bệnh thận, bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, mỡ máu, lạm dụng rượu bia.

 

PGs.TS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm