Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào trẻ bị ốm nên nghỉ học ở nhà?

Thời tiết giao mùa biến đổi thất thường khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu nên trẻ rất dễ mắc cảm lạnh, cúm và những bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu trẻ ốm nặng, có thể cần nghỉ học và đi khám.

Trẻ nhỏ rất dễ ốm và các nguyên nhân phổ biến là sốt, ho và sổ mũi.

(Ảnh: Verywell Health)

Sốt

Khi trẻ sốt trên 38° C, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ nghỉ học ở nhà và theo dõi cho đến khi trẻ hết sốt. Nếu trẻ tiếp tục sốt cao cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị cụ thể.

Ho dai dẳng

Ho làm lây lan vi trùng và có thể khiến trẻ và các bạn cùng lớp bị lây bệnh hoặc mất tập trung. Vì vậy, hãy cho trẻ ở nhà và đi khám nếu thấy trẻ có biểu hiện bị ho dai dẳng hoặc khó thở.

Chảy nước mũi không kiểm soát được

Nếu mũi của con bạn chảy nước mũi không ngừng hoặc thường xuyên phải xì mũi, rất có thể trẻ đã bị cảm lạnh hoặc mắc phải một loại virus đường hô hấp nào đó.

Nếu đi học, trẻ sẽ thường xuyên sử dụng khăn giấy để xì mũi và vô tình làm lan truyền khắp lớp học. Vì vậy, nên cho trẻ nghỉ học ở nhà cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Nôn mửa

Trẻ có thể bị nôn ở trường vì nhiều lý do không lây lan, chẳng hạn như lo lắng; ăn đồ ăn không hợp với dạ dày; chơi quá sức sau bữa trưa;…

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn mửa và có biểu hiện đau bụng, sốt, tiêu chảy,… thì có thể trẻ đã bị ốm và cần được nghỉ học. Hãy cho trẻ nghỉ học cho đến khi chúng không nôn mửa hoặc sốt trong 24 giờ mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em do nhiễm trùng đường tiêu hóa rất dễ lây lan và có xu hướng lây lan trong lớp của trẻ. Vì vậy, nếu con bạn bị tiêu chảy, hãy cho trẻ ở nhà cho đến khi chúng không còn triệu chứng trong ít nhất 24 giờ và đảm bảo rằng trẻ được uống đủ nước (đặc biệt nếu trẻ cũng bị nôn mửa).

Đau họng

Nếu con bạn bị đau họng, chúng có thể bị bất cứ bệnh gì từ dị ứng, cảm lạnh đến viêm họng liên cầu khuẩn.

Có thể khó nói chắc chắn nguyên nhân là gì, nhưng bạn sẽ biết nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu chứng đau họng của trẻ đi kèm theo triệu chứng: Khó nuốt; Sốt, sổ mũi hoặc ho; Amidan sưng đỏ; Các mảng trắng ở phía sau cổ họng; Các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ...

Chảy nước mắt

Nếu con bạn bị mắt đỏ, ngứa, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là dị ứng theo mùa. Nhưng nó cũng có thể là một bệnh nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Trong khi dị ứng thường ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng lúc, nhiễm trùng mắt có xu hướng bắt đầu ở một bên mắt và có thể lan sang bên kia.

Nhìn chung, bạn nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu chúng có các biểu hiện như: Mắt đỏ hoặc hồng; Mí mắt sưng; Chảy dịch mắt; Ghèn mắt khi thức dậy; Nhạy cảm với ánh sáng…

Các bệnh liên quan đến da

Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu mắc các bệnh liên quan đến da như vảy nến, á sừng, hắc lào, thủy đậu, tay chân miệng,… vì có thể lây bệnh cho các bạn khác nếu đi học. Trường hợp này bố mẹ nên cho trẻ đi khám, chứ không nên tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ.

Chấn thương đầu

Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu con bạn bị chấn thương đầu khi chơi một môn thể thao hoặc trong lớp thể dục, trẻ nên được nghỉ học ở nhà.

Bạn cũng sẽ được khuyên nên theo dõi chặt chẽ và chăm sóc y tế nếu trẻ có các biểu hiện như: Mất ý thức; Lú lẫn; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Đau đầu; Chóng mặt…

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Các triệu chứng của cảm lạnh nhẹ thường sẽ thuyên giảm sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, đã đến lúc đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

Mặc dù các quy định về việc nghỉ ốm ở mỗi trường sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn có thể dựa vào trực giác làm cha mẹ để quyết định cho con bạn nghỉ học ở nhà 1 hoặc 2 ngày nếu chúng cảm thấy không khỏe.

Lauren Strelitz, bác sĩ nhi khoa - Tập đoàn Y tế Bayside tại Stanford Medicine Children's Health (Mỹ), cho biết: “Phụ huynh hiểu rõ con mình nhất và hiểu rõ khi nào con họ bị ốm, lo lắng hoặc có những lý do khác khiến chúng không muốn đến trường".

Lưu ý:

Trước khi cho trẻ đi học trở lại, phụ huynh hãy đảm bảo đã trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về phòng ngừa lây nhiễm như: Biết cách rửa tay đúng cách; che miệng lại khi ho và hắt hơi… nhằm tránh lây truyền bệnh cho các bạn khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý do trẻ nhỏ dễ bị ốm.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm