Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm

Trẻ ốm ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ ốm

Theo Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi trẻ ốm thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Do trẻ mệt mỏi, chán ăn nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn với thức ăn loãng hơn và mỗi bữa chotrẻ ăn cần nhiều thời gian hơn.

Đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ: Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú kéo dài hơn vì trẻ mệt, khả năng mút vú của trẻ kém hơn. Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa.

Trẻ từ 6 tháng trở lên: Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá… và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm - Ảnh 2.

Trẻ ốm cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn để nhanh hồi phục.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng cường vitamin và chất khoáng.

Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.

Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm

Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.

Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu.

Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn được nhiều. với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. Gia đình cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài, như vậy gia đình sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Lựa chọn dinh dưỡng theo độ tuổi

BS Hồ Thị Hoa, chuyên gia dinh dưỡng Trung tâm tiêm chủng Vabiotech Care cho biết, khi các bé bị ốm sốt từ 38,5 độ trở lên, có xu hướng bỏ ăn, nhất thiết phải cho các bé uống thuốc hạ sốt. Đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, các mẹ tranh thủ cho bé ăn.

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm - Ảnh 3.

Trẻ nhỏ cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng.

Tùy vào thể trạng và độ tuổi mà các cha mẹ có thể lựa chọn những món ăn phù hợp với con mình. Với các bé bú mẹ lúc hạ sốt sẽ cho bé bú nhiều hơn, bé trong độ tuổi uống sữa công thức các mẹ cần bổ sung sữa cho bé, nếu trẻ đang ăn dặm cần cho bé ăn các món cháo yêu thích, Còn các bé lớn hơn, bé thích ăn gì cha mẹ có thể chiều bé, tuy nhiên, ưu tiên các món mềm, dễ ăn….

Đối với các bé bị sốt kèm ho và viêm họng thường dễ bị kích ứng gây nôn, trớ, vậy chế độ dinh dưỡng cũng như cách ăn, uống có điều gì nên chú ý? BS Hồ Thị Hoa khuyên nên ưu tiên cháo, súp vì đây là những món mềm. Bên cạnh đó, cho các bé uống sinh tố hoa quả, nước ép trái cây.

Khi các con bị ốm kèm viêm họng, để bé tránh bị nôn trớ, các mẹ không nên ép con ăn, hoặc cho con ăn quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh các tác nhân khiến các bé khóc. Đặc biệt, cha mẹ nên rửa sạch đờm dãi trước khi cho con ăn để tránh gây kích ứng làm cho bé bị nôn, trớ.

Tuy nhiên, có lẽ điều khiến các bậc cha mẹ lo lắng và đau đầu nhất là khi các bé có kèm các biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Theo BS Hồ Thị Hoa, khi Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tùy vào tình trạng của con, các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

Nếu trẻ chỉ bị loạn khuẩn thông thường thì các bác sĩ sẽ bổ sung men vi sinh. Còn nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus thì các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh hoặc kèm men vi sinh hoặc kẽm để điều trị.

Nhiều cha mẹ tạm thời không cho con ăn, hoặc chỉ ăn cháo trắng vì lo sợ con bị tiêu chảy nặng hơn, quyết định này không hẳn chính xác. Theo BS, tùy thuộc vào tình trạng của con, các mẹ sẽ có các chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nếu trẻ bị loạn khuẩn, cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Nếu cha mẹ thấy trong phân của trẻ có nước hoặc nhầy mỡ, có thể có những hạt mỡ do tiêu hóa không hết thì theo dân gian thường chỉ cho ăn cháo trắng, nhưng thực tế trẻ có thể ăn theo chế độ thanh đạm hơn bình thường ví dụ như cháo trắng có kèm theo thịt nạc, lượng thịt ít hơn và vẫn ăn rau củ quả bình thường. Chú ý lúc này, lượng đạm sẽ ít hơn và hạn chế dầu mỡ

Theo BS Hoa, nước đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị ốm. Với trẻ bị sốt có thể bổ sung nước oresol hoặc nước dừa, nước ép hoa quả như nước cam vắt, điều này giúp trẻ nhanh khỏe mạnh, tránh mất nước. Nguyên tắc uống nước là uống từng ngụm nhỏ.

Cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài... như vậy sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Định hướng chiến lược dinh dưỡng nhằm vào 1000 ngày vàng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm