Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm gì khi trẻ ngã khỏi giường?

Bài viết này giúp bạn biết cách phản ứng khi em bé bị ngã khỏi giường, cách xử lý tình huống trong 24 giờ tới và khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện.

Trẻ nhỏ bị ngã khỏi giường rất thường gặp mặc dù đã được người trông trẻ chú ý. Ngã khỏi giường làm tăng nguy cơ chấn thương, nhất là chấn thương vùng đầu. Bài viết này giúp bạn biết cách phản ứng khi em bé bị ngã khỏi giường, cách xử lý tình huống trong 24 giờ tới và khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện.

Không có gì lạ khi trẻ dễ bị tai nạn mặc dù cha mẹ đã cố gắng hết sức để ngăn ngừa chúng. Một tình huống như vậy có thể xảy ra khi em bé ngã khỏi giường. Trẻ khi biết lăn thường có thể dễ bị ngã khỏi giường hơn, làm tăng nguy cơ chấn thương nhất là chấn thương đầu. 

Hộp sọ mỏng manh của trẻ sơ sinh có thể dễ bị thương hơn. Bạn cũng đừng ngần ngại hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu trẻ bị ngã từ trên giường xuống, ngay cả khi chúng có vẻ ổn. Bạn cũng cần đưa trẻ nhập viện ngay nếu trẻ có dấu hiệu bị thương nặng sau khi ngã.

Bài viết này giúp bạn biết cách phản ứng khi em bé bị ngã khỏi giường, cách xử lý tình huống trong 24 giờ tới và khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện.

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi trẻ ngã là gì?

Cú ngã đột ngột có thể khiến trẻ choáng tuy nhiên, trẻ sẽ nhanh chóng tỉnh lại. Bạn cần an ủi trẻ và kiểm tra xem trẻ có bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào không. Nếu trẻ có vẻ ổn và không có bất kỳ biểu hiện đau nào, thì có thể trẻ không bị thương. Tuy nhiên bạn có thể đưa trẻ đi khám kiểm tra để đảm bảo rằng em bé của bạn vẫn ổn. Nếu trẻ dưới một tuổi, thì tốt nhất bạn nên gọi bác sĩ nhi sau khi em bé ngã khỏi giường.

Nếu em bé của bạn không tỉnh lại ngay sau khi ngã hoặc bị thương chảy máu, đó có thể là một trường hợp cấp cứu y tế. Khi đó bạn cần làm ngay những bước sau

Đọc thêm bài viết: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?

Gọi cấp cứu ngay lập tức

Để bé nằm thẳng trên sàn và không di chuyển bé. Nếu trẻ bị chấn thương cột sống hoặc cổ cùng với chấn thương đầu, thì việc di chuyển có thể làm vết thương trầm trọng hơn .

Cho bé nghiêng người sang một bên và giữ thẳng cổ nếu bé bị nôn hoặc co giật. Nếu em bé bị chảy máu, hãy cầm máu bằng gạc hoặc vải sạch lên vùng chảy máu.

Cố gắng an ủi trẻ nếu bé bị những vết thương nhẹ cho đến khi đội cấp cứu đến. Cú ngã có thể khiến bé hoảng sợ nhưng cha mẹ cần bình tĩnh và quan sát trẻ cho đến khi bé được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng này sau khi ngã từ trên giường xuống.

  • Bất tỉnh
  • Nôn
  • Có máu hoặc chất lỏng rỉ ra từ mũi hoặc tai của trẻ
  • Đầu trẻ sưng lên
  • Chảy máu hoặc bầm tím đầu
  • Gãy lún xương sọ
  • Co giật
  • Trẻ bị gãy xương

Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào ở trên sau khi bị ngã bạn đừng bế trẻ lên vội mà cần để trẻ nằm yên trên sàn hoặc bề mặt phẳng và gọi cấp cứu ngay. Bạn có thể sẽ rất lo sợ khi nhìn thấy trẻ bị ngã nhưng điều cần thiết là bạn phải giữ bình tĩnh. Hãy nhớ rằng, trẻ có thể nhìn vào bạn để quyết định phản ứng của chúng khi ngã.

Bạn phải làm gì trong 24h đầu sau khi trẻ bị ngã khỏi giường?

Bạn có thể phải theo dõi chặt chẽ con mình trong 24 giờ sau khi ngã vì các triệu chứng của một số vết thương có thể xuất hiện sau vài giờ. Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân em bé có thể bị thương, ngay cả khi chúng không có dấu hiệu bị thương, hãy đưa trẻ đi khám. Nhiều trẻ sơ sinh có xu hướng ngủ sau khi ngã khỏi giường mặc dù chúng bị chấn động. Bạn nên cố gắng đánh thức chúng vài giờ một lần để đảm bảo rằng trẻ không bị ngất đi. Nếu trẻ li bì khó đánh thức hoặc ngủ lâu hơn một cách bất thường bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ có thể có những thay đổi về hành vi sau khi bị ngã, như quấy khóc hơn, cáu kỉnh hơn hoặc không có khả năng tự xoa dịu bản thân. Những dấu hiệu như nước tiểu có màu hơi đỏ, bỏ ăn hoặc xuất hiện đốm xanh đen trên da có thể cho thấy trẻ đang có tổn thương bên trong. Khi đó bạn nên đưa trẻ đi viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng chấn thương nào.

Làm sao để trẻ không bị ngã xuống giường?

Những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ không bị ngã khỏi giường.

  • Chọn một chiếc giường hoặc cũi trẻ em có tấm chắn ở bốn phía. Sử dụng giường em bé không cao quá 120cm. Khoảng cách khe chắn giữa các thanh  bảo vệ phải nhỏ hơn 6 cm. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng thanh chắn bảo vệ đủ cao để ngăn em bé trèo qua.
  • Chọn những chiếc nôi có chiều cao thấp hoặc những chiếc nôi nằm trên mặt đất.
  • Không để bé ngủ trên giường người lớn, bàn thay tã hoặc các bề mặt khác.
  • Đừng để trẻ ngủ trong xe đẩy em bé mà không có người giám sát. Nếu có thể, hãy đặt em bé vào cũi của chúng.
  • Không để đồ đạc cứng hoặc vật sắc nhọn gần giường cũi của trẻ.
  • Tốt nhất là trẻ sơ sinh nên nằm sấp và chơi trên sàn nhà. Bạn có thể đặt một tấm nệm mềm hoặc chăn bông để tạo bề mặt mềm mại cho bé chơi. Luôn để tã và các vật dụng cần thiết khác trong tầm với trước khi đặt em bé lên bàn thay tã.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi là gì? 

BS. Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
Xem thêm