Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào có thể ngừng vỗ ợ cho bé?

Vỗ ợ là một phần của quy trình cho bé ăn, giúp giải phóng khí thừa mà bé nuốt phải trong khi ăn. Vỗ ợ sẽ giúp dự phòng được tình trạng nôn trớ và làm giảm khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nhưng khi bé lớn dần, bạn có thể sẽ băn khoăn liệu bé có cần bạn vỗ ợ nữa không? Bài viết này của Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ cho bé?

Đa số các trẻ sẽ không cần vỗ ợ khi được 4-6 tháng. Tuy nhiên, mỗi em bé có thể sẽ khác nhau và tốc độ trưởng thành của hệ tiêu hóa ở từng trẻ cũng sẽ khác nhau. Do đó, một số trẻ ở độ tuổi này có thể sẽ không cần vỗ ợ nữa nhưng một số khác có thể sẽ vẫn cần vỗ ợ thường xuyên. Không có một độ tuổi cố định nào để có thể ngừng vỗ ợ cho bé cả, nhưng cha mẹ có thể quan sát thấy một số dấu hiệu của bé và biết rằng, bé sẽ không cần bạn vỗ ợ cho nữa.

Các dấu hiệu cho thấy bé không cần vỗ ợ nữa

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy rằng bé không cần vỗ ợ nữa:

  • Bé có thể ngồi và di chuyển được: đa số trẻ sẽ có thể kiểm soát được đầu, cổ và có thể ngồi mà không cần hỗ trợ quanh khoảng 6 tháng tuổi. Trong thời gian này, bé có thể sẽ tập bò và di chuyển xung quanh. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ trưởng thành hơn và có thể giữ thức ăn trong dạ dày hiệu quả hơn, giúp làm giảm tình trạng nôn trớ và không cần vỗ ợ nữa.
  • Bé đã có thể tự ợ được: sẽ có những trường hợp trẻ tránh, né bạn khi đang ăn và tự ợ mà không cần bạn vỗ. Việc trẻ tự ợ được là một dấu hiệu quan trọng, cho thấy rằng bạn không cần vỗ ợ cho bé nữa. Theo các chuyên gia, nhiều trẻ có thể đã tự ợ được khi được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ cần lâu hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian quan sát bé. Nếu bé quấy khóc trong hoặc sau khi ăn, có thể bé sẽ vẫn cần bạn vỗ ợ.
  • Bạn cảm thấy bé thoải mái trong và sau khi ăn: các chuyên gia khuyến nghị nên vỗ ợ khi bé có vẻ không thoải mái trong khi ăn. Tuy nhiên, nếu bé có vẻ như khá thoải mái trong khi ăn và vui vẻ sau khi ăn xong, thì bạn không cần vỗ ợ cho bé nữa.
  • Bé bú bình hoặc bú mẹ: cả bé bú bình hoặc bú mẹ đều có thể nuốt phải không khi trong khi bú. Tuy nhiên, trẻ bú bình thường sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn trẻ bú mẹ. Do vậy, trẻ bú mẹ thường sẽ ít khi cần phải vỗ ợ hơn so với trẻ bú bình và có thể sẽ không cần vỗ ợ ở độ tuổi sớm hơn.

Đa số các chuyên gia khuyến cáo rằng nên vỗ ợ cho trẻ để làm giảm nguy cơ nôn trớ và dự phòng các tình trạng do có quá nhiều khí trong hệ tiêu hóa, ví dụ như chứng đau bụng colic. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng vỗ ợ không làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng colic và nôn trớ. Do vậy, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi vỗ ợ cho bé.

Nếu vỗ ợ không làm bé dễ chịu hơn, nên làm gì?

Nếu bé vẫn có dấu hiệu nuốt phải khí cho dù bạn đã vỗ ợ, hãy thử làm những cách sau để thay thế:

  • Cầm chân của bé và chuyển động giống như đạp xe đạp: đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng. Sau đó, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé ở vị trí mắt cá chân và di chuyển chân của bé giống như đang đạp xe đạp. Di chuyển chân của bé theo cách này sẽ giúp làm khỏe các cơ ở bụng và khiến không khí trong hệ tiêu hóa được tống ra ngoài.
  • Massage bụng: các chuyên gia gợi ý rằng massage vùng bụng có thể giúp tống khí thừa ra ngoài. Hãy đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, sau đó, massage vùng bụng theo chuyển động tròn. Việc này sẽ giúp di chuyển lượng khí trong hệ tiêu hóa và đưa được lượng khí thừa này ra ngoài. Sau khi hỏi ý kiến bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm dầu massage, dưỡng ẩm để massage cho bé.
  • Thay thế loại sữa công thức đang dùng: một số trẻ sẽ nhạy cảm hơn với một số loại sữa công thức, khiến trẻ bị đau bụng colic và khó chịu. Nếu trẻ bú bình và có thái độ khó chịu sau khi ăn, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi loại sữa công thức bé đang dùng. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá các triệu chứng của bé và gợi ý những loại sữa công thức phù hợp hơn,
  • Thay đổi núm ti: với những trẻ bú bình, một số trẻ có thể sẽ bị chướng khí khi nuốt vào quá nhiều không khí. Nguyên nhân khiến trẻ nuốt phải không khí có thể do nhiều lý do khác nhau, ví dụ như lỗ ở núm ti quá to. Bạn nên cân nhắc thay núm ti nếu nghi ngờ trẻ bị khó chịu sau khi ăn là do núm ti không phù hợp.
  • Các biện pháp tại nhà và sử dụng thuốc không kê đơn. Bạn có thể thử sử dụng một số biện pháp dân gian, ví dụ như sử dụng các loại nước sắc, nhỏ thuốc chống đau bụng colic.. sau khi đã có sự cho phép sử dụng của bác sĩ. Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể giúp làm giảm tình trạng đầy khí của trẻ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất cứ biện pháp nào.

Trong một số trường hợp, vỗ ợ sẽ không hiệu quả vì vấn đề không phải là do chướng khí, mà là do các vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bé bị ợ quá nhiều hoặc ợ đi kèm với các vấn đề khác như nôn trớ quá nhiều hãy cho bé đi khám ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào trẻ bắt đầu vẫy tay "Chào" và "Tạm biệt"?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Momjunction) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm