Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khắc phục hiện tượng xuất tinh ra máu

Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.

Xuất tinh ra máu đối với nam giới không phải là hiếm. Đây là tình trạng có máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu - sinh dục và các bệnh toàn thân khác.

Khi tinh dịch có máu, cần đến khám bác sĩ và điều trị

Bình thường, tinh dịch (dịch ở đầu dương vật khi xuất tinh) có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

Xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh. Có nhiều người phàn nàn xuất tinh ra máu nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao su có màu hồng. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Ngoài triệu chứng nhìn thấy máu trong tinh dịch, khi bị xuất tinh ra máu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, đau khi đi tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu, đau khi xuất tinh, sưng hoặc đau đớn khu vực trên cơ quan sinh dục, sốt nhẹ, đau thắt lưng, đau bụng dưới, sưng, đau ở vùng tinh hoàn, bìu và vùng bẹn.

Khi bị xuất tinh ra máu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, đau khi đi tiểu (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Trong đó các viêm nhiễm ở túi tinh được coi là nguyên nhân hàng đầu của xuất tinh ra máu (chiếm khoảng 40% các trường hợp). Thông thường túi tinh rất mỏng. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo. Hậu quả của quá trình này là gây xuất tinh ra máu. Trường hợp khác là khi bị viêm túi tinh, túi tinh bị phù, tắc nghẽn thì khi nam giới xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, dịch của tuyến tiền liệt là một phần của tinh dịch. Nếu nam giới bị viêm tuyến tiền liệt sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khi xuất tinh, tinh dịch có lẫn máu.

Các nguyên nhân gây viêm thường là nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi túi tinh hay canxi hóa tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là Escherichia coli), Chlamydia, vi khuẩn Gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virut.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạnh, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Tổn thương niệu đạo: Nếu tần suất quan hệ quá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn, cũng có thể dẫn đến xuất tinh ra máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn đến xuất tinh kèm máu.

Ung thư: Các loại ung thư thường gặp phải kể đến ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Thủ thuật gây chấn thương: Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Các bệnh toàn thân: Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn...

Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?

Xuất tinh ra máu tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý của nam giới nhưng người bệnh sẽ lo lắng và tâm lý nặng nề khi quan hệ tình dục. Thông thường khi phát hiện tinh dịch có lẫn máu, nam giới thường chủ quan bỏ qua, để bệnh tự khỏi. Họ không biết được những nguy hại của xuất tinh máu gây ra vì xuất tinh ra máu thường liên quan đến một bệnh lý. Nếu cứ để lâu, bệnh nặng mới đi khám và điều trị thì thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém. Vì vậy khi thấy tinh dịch có lẫn máu, nam giới nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 

BS. Tâm Anh - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm