Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh giác với bệnh thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của thiếu máu để có biện pháp phòng bệnh cho con bạn.

Cảnh giác với bệnh thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là gì

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu. Hemoglobin là một loại protein có chứa sắt trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy tới các mô.

Hiện tượng thiếu máu xảy ra khi số lượng hemoglobin trong máu quá thấp, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể dẫn tới tình trạng da xanh tái, mệt mỏi và cảm giác kiệt sức.

Thiếu máu có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn. Trong trường hợp thiếu máu nhẹ, chỉ cần thay đổi chế độ ăn là tình trạng có thể được cải thiện. Tuy nhiên khi bị thiếu máu nặng, việc điều trị là hết sức cần thiết.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Triệu chứng biểu hiện phụ thuộc vào mức độ nặng của tình trạng thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng bao gồm:

  • Da xanh tái (do thiếu hemoglobin là yếu tố làm máu có màu đỏ).
  • Thiếu năng lượng (do suy giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể).
  • Thở gấp sau khi vận động hay chơi đùa (do thiếu oxy cho cơ thể).

Nguyên nhân gây thiếu máu

Có một số dạng bệnh thiếu máu, chúng được phân loại theo nguyên nhân như sau:

Thiếu máu do chế độ dinh dưỡng

  • Thiếu máu do thiếu sắt là trường hợp phổ biến nhất. Nguyên nhân là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Sắt là nguyên tố cần thiết cho việc tạo thành hemoglobin. Trẻ chỉ bú sữa mẹ, sữa bột không bổ sung sắt hay sữa bò có nguy cơ cao bị thiếu hụt sắt sau 6 tháng tuổi. Do vậy, nên tham khảo ý kiến bác sỹ về việc cho trẻ uống sữa bột có bổ sung sắt nếu trẻ vẫn chưa tới giai đoạn ăn dặm. Sắt trong sữa mẹ rất dễ hấp thu. Các bà mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ bú cho tới khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm trong khoảng từ 6 tháng cho tới 2 tuổi.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin nguyên nhân là do thiếu acid folic, vitamin B12 hay vitamin E trong chế độ ăn. Cơ thể cũng cần các vitamin này để tổng hợp hemoglobin.

Thiếu máu có nguyên nhân do bệnh

  • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một bệnh di truyền khiến cho hồng cầu có hình dạng bất thường. Những tế bào này không thể thực hiện được chức năng vận chuyển oxy cho các mô như những tế bào bình thường khác, dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho cơ thể.
  • Thiếu máu có thể do các bệnh mãn tính như suy thận, ung thư, bệnh Crohn, các bệnh trên tủy xương và các bệnh tự miễn như Lupus…
  • Thiếu máu bất sản là một căn bênh hiếm gặp khiến cho cơ thể ngừng sản xuất những tế bào máu mới. Trẻ khi sinh ra đã có thể bị thiếu máu hay bị bệnh thiếu máu sau khi bị nhiễm trùng do virus hay sau khi sử dụng thuốc. Đôi khi, thiếu máu có thể là dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu cấp (bệnh máu trắng hay ung thư máu).
  • Thiếu máu tan huyết là một bệnh di truyền gây ra do sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu.

Các nguyên nhân khác gây thiếu máu

  • Thiếu máu có thể do bị xuất huyết cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng thiếu máu mãn tính xảy ra rất phổ biến trên tiêu hóa. Nguyên nhân thường là do dị ứng với protein trong sữa bò.
  • Thiếu máu do mức nồng độ hormone tuyến giáp thấp hoặc testosterone thấp.
  • Thiếu máu do tác dụng phụ của một vài loại thuốc.

Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu

Một số nhóm trẻ em có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn bình thường. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Trẻ đẻ non và nhẹ cân.
  • Trẻ sống ở khu vực có điều kiện kinh tế nghèo nàn.
  • Trẻ béo phì hoặc trẻ suy dinh dưỡng.
  • Trẻ tiêu thụ quá nhiều sữa bò.
  • Trẻ bú bình trên 18 tháng tuổi.

Thiếu máu kéo dài

Trẻ thiếu máu nếu không được điều trị sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng. Tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ dẫn đến mất khả năng tập trung, chậm biết đọc, học hành sa sút và trong một số trường hợp có thể gây đột quỵ.

Các xét nghiệm kiểm tra tình trạng thiếu máu

Bác sỹ sẽ tiến hành một xét nghiệm máu đơn giản để đếm số lượng hemoglobin trong máu của trẻ. Số lượng, kích thước và hình dạng của hồng cầu sẽ cho biết trẻ đang bị dạng thiếu máu nào. Việc đo hemoglobin có thể được thực hiện rất nhanh chỉ với một vài giọt máu. Ngoài ra các bác sỹ sẽ đo tỷ lệ phần trăm thể tích hồng cầu và so sánh với tổng thể tích máu, test này gọi là đo hematocrit. Các bác sỹ cũng sẽ tiến hành kiểm tra thể chất của trẻ và hỏi trẻ một số thông tin về tình trạng sức khỏe tổng thể, chế độ dinh dưỡng và tiền sử gia đình.

Điều trị thiếu máu

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp thường sử dụng bao gồm:

  • Bổ sung sắt dạng thuốc uống.
  • Sử dụng sữa bột bổ sung sắt tăng cường.
  • Thay đổi chế độ ăn như bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan và rau xanh. Các loại rau giàu sắt bao gồm cải xoăn, rau bina và actisô.
  • Bổ sung acid folic và vitamin B12 dạng thuốc.

Thiếu máu do các bệnh nguy hiểm có thể sẽ cần phải:

  • Truyền máu (do suy tủy xương, thiếu máu di truyền thalassaemia, rối loạn về haemoglobin). Tuy nhiên, việc truyền máu thường xuyên có thể gây tích lũy sắt trong cơ thể dẫn đến ngộ độc. Do vậy các bác sỹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc thải trừ sắt kèm với truyền máu.
  • Điều trị kèm một số thuốc chống nhiễm trùng.
  • Điều trị để kích thích tủy xương tăng sản xuất hồng cầu.
  • Cấy tủy xương có thể là lựa chọn điều trị trong những bệnh như hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu di truyền thalassaemia và suy tủy xương.

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sỹ

Hãy thông báo cho bác sỹ để được tư vấn nếu:

  • Trẻ thường xuyên bị da xanh tái, mệt mỏi và thở gấp.
  • Bạn nghi ngờ trẻ bị thiếu máu. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phòng tránh thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm