Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn mới trong điều trị béo phì ở trẻ em

Mới đây Học viện Nhi khoa ở Mỹ đã cập nhật khuyến nghị mới nhất về điều trị béo phì ở trẻ em sau 15 năm nghiên cứu.

Một dữ liệu nghiên cứu trên toàn cần cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì đang ngày càng tăng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới tinh thần, làm sa sút trí tuệ hoặc có thể dẫn tới bệnh tâm thần. Trước thực trạng này, mới đây Học viện Nhi khoa ở Mỹ đã đưa ra hướng dẫn mới trong điều trị béo phì ở trẻ em sớm và chuyên sâu.

Theo các chuyên gia y tế thì việc điều trị bệnh béo phì ở trẻ em nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ có những biểu hiện của việc thừa cân so với độ tuổi và chiều cao. Hướng dẫn mới trong điều trị bệnh béo phì ở trẻ em được đưa ra chính là kết hợp giữa cải thiện chế độ ăn và dùng thuốc.

Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Phần lớn chúng ta vẫn nghĩ độ tuổi này không cần lo ngại về cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, việc can thiệp sớm có thể đem lại hiệu quả cao hơn.

Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Đây là độ tuổi trẻ có những sự thay đổi về chiều cao và cân nặng. Do đó, việc đưa trẻ tới gặp các bác sĩ Nhi khoa là cần thiết để có thể có được cách giải quyết tốt nhất.

Đối với trẻ 12 tuổi trở lên: Ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thì có thể can thiệp phẫu thuật nếu cân nặng của trẻ đang ở mức đáng lo ngại. Ngoài ra, theo phương pháp điều trị béo phì mới thì khẳng định rằng, béo phì có thể không hoàn toàn do chế độ ăn mà có thể do di truyền hoặc các yếu tố nội tiết. Do vậy, việc xác định rõ nguyên nhân gây béo phì có thể giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Có nên dùng thuốc cho trẻ bị béo phì?

Theo như hướng dẫn mới của hội đồng nhi khoa Hoa Kỳ thì có thể dùng thuốc giảm cân đối với trẻ trên 12 tuổi bị mắc bệnh béo phì.

Có 4 loại thuốc được phê duyệt trẻ bị mắc bệnh béo phì hiện nay bao gồm:

Orlistat, Saxenda, Qsymia và Wegovy — và một loại, phentermine, dành cho thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, một loại thuốc khác có tên gọi là setmelanotide (tên thương hiệu Imcivree), đã được chấp thuận cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên mắc hội chứng Barde-Biedl, một bệnh di truyền gây béo phì.

Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý ở đây là những loại thuốc điều trị béo phì này thường rất đắt và không được bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, nó có thể không phù hợp với tài chính của tất cả các gia đình.

Có nên can thiệp phẫu thuật đối với trẻ em mắc bệnh béo phì không?

Theo hướng dẫn mới thì đối với các trẻ em độ tuổi 13 tuổi trở lên mắc bệnh béo phì nặng có thể can thiệp phẫu thuật để giảm bớt trọng lượng.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc và phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật khi việc điều trị bệnh bằng chế độ ăn không mang lại hiệu quả, và dùng thuốc khi bệnh có liên quan đến hoocmon hoặc di truyền.

Ngoài ra, các hướng dẫn mới còn nhấn mạnh một cách tiếp cận toàn diện để điều trị bệnh béo phì. Điều này bao gồm việc xem xét toàn bộ cuộc đời của một đứa trẻ, không chỉ xem xét các thói quen thể chất như chế độ ăn uống và mức độ hoạt động mà còn cả sức khỏe tinh thần, môi trường và sự bất bình đẳng xã hội mà trẻ phải đối mặt để có giải pháp điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của thừa cân béo phì lên hệ vận động của trẻ em.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm