Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tỉ lệ trẻ thiếu sắt - kẽm cao, nhưng nhiều cha mẹ không hay biết

Ăn uống kém, mệt mỏi, hay buồn ngủ, học hành không tập trung, dễ cáu gắt, thiếu máu… là những biểu hiện của việc thiếu sắt – kẽm lâu dài ở trẻ, nhưng nhiều cha mẹ không hay biết.

"Chính vì không biết nên cha mẹ không chủ động bổ sung dự phòng sắt – kẽm cho con, dẫn đến tình trạng trẻ em Việt thiếu trầm trọng 2 vi chất này. Tỷ lệ trẻ thiếu kẽm chiếm đến 60% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thì thường đi đôi thiếu kẽm. Ngay cả khu vực thành thị, nơi có dân trí cao, tính đến 5 năm gần đây cũng chưa có sự cải thiện nào" - TS. BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết.

Vậy con của bạn có thiếu sắt, kẽm không? Mẹ nên bổ sung sắt, kẽm cho con như thế nào? Hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia.

photo-1667784113023

Gần 60% trẻ em Việt thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt

Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy: có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đây là một con số đáng báo động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

- Lượng sắt, kẽm dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

- Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0,35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm, tuy nhiên sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt và kẽm cần thiết cho cơ thể.

- Tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm trẻ tập với với tinh bột trước và các đạm tập dần sau với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt và kẽm.

- Ngoài ra, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Chính vì vậy, sau 6 tháng tuổi, tỷ lệ thiếu sắt kẽm ở trẻ có xu hướng tăng cao.

Đặc biệt, với những trường hợp sinh non, sinh con nhẹ cân, đa thai, suy dinh dưỡng bào thai, là trường hợp trẻ thiệt thòi do không nhận đủ sắt kẽm và các vi chất khác từ mẹ ngay trong giai đoạn thai kỳ, nên cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt kẽm cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đủ vi chất cho trẻ phát triển.

Lượng sắt, kẽm tối thiểu trẻ cần trong ngày để phát triển tốt

Ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có nhu cầu sắt, kẽm khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam" do Nhà xuất bản Y học phát hành có hướng dẫn bổ sung nhu cầu sắt, kẽm của trẻ như sau:

photo-1667784116070

Như vậy, theo bảng nhu cầu dinh dưỡng trên, nếu cha mẹ muốn bổ sung sắt, kẽm cho trẻ từ nguồn thực phẩm thì phải bổ sung một lượng khá lớn.

Cụ thể:

Bé trai 6 tháng tuổi, có mức hấp thu kẽm trung bình (20%), mức hấp thu sắt tốt (15%). Nhu cầu cần nạp trong 1 ngày: 4,1mg kẽm và 5,6mg sắt, tương tương với việc bé phải ăn một khối lượng lớn thịt ghẹ hay thịt bò mới đáp ứng đủ nhu cầu sắt, kẽm của một ngày.

Vậy, để đảm bảo đủ sắt, kẽm cho trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng nhu cầu hàng ngày cho bé để tránh việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng này kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ.

Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung sắt, kẽm cho trẻ

Theo TS. BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Đầu tiên nên lựa chọn sản phẩm có chứa cả sắt và kẽm đồng thời, trẻ đỡ phải uống nhiều lần, mẹ tiết kiệm được chi phí.

Khi bổ sung sắt kẽm cho trẻ sản phẩm đó phải dễ uống không có mùi tanh của sắt, vị chua chát của kẽm khiến cho trẻ sợ, buồn nôn và nếu mua về trẻ không uống thì cũng không có tác dụng gì.

Thứ 2, sản phẩm phải không có tác dụng phụ, trẻ uống vào không bị nôn, táo bón, tiêu chảy

Thứ 3, khi bổ sung sắt - kẽm cho trẻ nên chọn sắt, kẽm có tỷ lệ hấp thu cao, đặc biệt tỷ lệ sắt nhỏ hơn kẽm sẽ tối ưu hấp thu. Lưu ý, không chọn hàm lượng cao để bổ sung dự phòng vì nếu lượng sắt, kẽm thừa nhiều, không đào thải ra có thể sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón, ngộ độc.

Thứ 4, sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, bổ sung sắt như thế nào?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm