Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hỏi đáp: Giãn cách xã hội – những điều bạn cần biết

Bạn hiểu gì về "social distancing"? Nó hiệu quả như thế nào? Tại sao phải áp dụng biện pháp này? Hãy cùng tìm câu trả lời.

"Social Distancing" - Giãn cách xã hội là gì?

  • Giãn cách xã hội bao gồm nhiều biện pháp nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19, giảm thiểu khả năng quá tải cho các bệnh viện khi có quá nhiều trường hợp bị bệnh cùng một lúc.
  • Các chuyên gia cho rằng, kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 lây lan từ người sang người thông qua việc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, cách tốt nhất để ngăn chặn ngay bây giờ là giữ cho mọi người tránh tiếp xúc gần càng nhiều càng tốt.
  • Điều quan trọng là tất cả mọi người đều thực hiện giãn cách xã hội, không chỉ những người mắc bệnh.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả mọi người đều nên đeo khẩu trang bằng vải ở nơi công cộng và tại những khu vực khó có thể duy trì khoảng cách 2 mét so với những người xung quanh. Điều này giúp làm chậm sự lây lan virus từ những người không có biểu hiện triệu chứng hoặc những người không biết rằng bản thân họ nhiễm virus. Việc đeo khẩu trang vải nên được thực hiện cả khi thực hiện giãn cách xã hội chứ không chỉ khi đi ra ngoài. Đây là điều quan trọng, góp phần dự trữ khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang N95 để cung cấp cho nhân viên y tế.

“Giãn cách xã hội là một cách nói phức tạp hơn của việc mọi người tránh tiếp xúc với nhau, và đồng thời tránh khỏi lượng virus do ai đó phát tán ra môi trường xung quanh.” – trích lời Malia Jones, nhà dịch tễ xã hội học - chuyên gia nghiên cứu về hành vi của con người trong sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Wisconsin, Madison. Bà cũng gọi việc giãn cách xã hội là một cái “kén” mà thông qua đó, truyền thông điệp cho tất cả mọi người rằng họ nên ở trong nhà, trong một cái “vỏ bọc” an toàn cùng với gia đình, để có thể giúp biện pháp này đạt hiệu quả tốt nhất.

“Quan trọng là tất cả mọi người đều cần phải thực hiện giãn cách xa xã hội, không chỉ ở những người mắc bệnh. Điều này có thể giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi tránh khỏi việc bị nhiễm virus. Chúng ta không thể biết được một ai đó có nhiễm bệnh hay không, khi mà việc kiểm tra sàng lọc vẫn còn chậm trễ và vẫn còn tỷ lệ nhỏ không phát hiện được khi người mới bị nhiễm, hoặc ủ bệnh kéo dài."

“Giãn cách xã hội là trách nhiệm của mọi cá nhân, để đảm bảo bản thân chúng ta không phải là một vector truyền bệnh, và để phá vỡ chuỗi lan truyền của dịch bệnh.” – trích lời giáo sư, tiến sĩ May Chu, khoa dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng Aurora, bang Colorado, Hoa Kỳ.

Làm thế nào để thực hiện giãn cách xã hội?

  1. Ở nhà

Nói một cách ngắn gọn nhất là bạn hãy ở nhà hoàn toàn, không đi ra ngoài trừ khi có những việc thật cần thiết. Điều này không chỉ đúng cho những đối tượng bị bệnh mà kể cả những người khỏe mạnh. Đã có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng, và lây lan cho những người xung quanh.

  1. Tránh tất cả những nơi đông người hoặc sự kiện

Bạn nên hủy bỏ tất cả các cuộc tụ họp đông người, bên ngoài cái “kén” của bạn. Những người họ hàng của bạn có thể vẫn được tính là cùng một cái “kén”, do vậy tất cả mọi người trong “kén” đều cần tránh tiếp xúc bên ngoài và cùng duy trì vệ sinh cá nhân ở mức độ cao nhất.

  1. Tránh xa ít nhất 2 mét với những người bên ngoài cái “kén” của bạn

Theo các chuyên gia, nên đứng cách xa người khác khoảng 2 mét. Mặc dù 2 mét là một khoảng cách tương đối an toàn, đủ xa nếu bạn chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu bạn ở trong phòng kín và có một cuộc hội thoại kéo dài ví dụ như một cuộc họp chẳng hạn, đó lại là một câu chuyện rất khác.

  1. Rửa tay thường xuyên, ít nhất trong 20 giây và không dùng chung vật dụng với những người bên ngoài cái “kén”

Khi ai đó mang bệnh và hắt hơi hay ho, virus có thể sống trên bề mặt vật các dụng như mặt bàn hay tay nắm cửa trong một khoảng thời gian. Để tránh lây lan khi chạm vào các vật dụng đó và chạm vào miệng, mũi, hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi bạn ăn và ngay sau khi bạn về nhà.

  1. Tôi có cần thực hiện giãn xã hội nếu như tôi không có triệu chứng bệnh?

Nhìn chung, các chuyên gia khuyên không nên tới nới đông người nếu không thực sự cần thiết như đi đến phòng tập thể dục, tham gia phương tiện giao thông công cộng, … đều đẩy lây lan dịch bệnh. Do vậy, bạn nên thực hiện giãn cách xã hội, cho dù bạn có mắc bệnh hay không.

  1. Tôi có thể đi đến nhà hàng và quán bar không?

Nhiều thành phố đã thực hiện những hạn chế tiếp xúc công cộng, bằng cách đóng cửa nhiều nhà hàng, quán bar hay những nơi tập trung đông người. Thậm chí, nhiều nơi còn ban hành những quy định xử phạt nếu bạn đến và tham gia ở những nơi này. Do vậy, bạn không nên đến đó, mà thay vào đó là dành nhiều thời gian ở nhà, tự chuẩn bị những món ăn ưa thích và dành thời gian nhiều hơn bên gia đình của mình.

  1. Tôi có thể đến thăm cha mẹ già hay ông bà của tôi không?

Bạn nên thận trọng khi tiếp xúc với những người cao tuổi, vì họ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh nặng nề khi mắc bệnh. Một trong những mục tiêu chính hiện nay là giữ an toàn cho những người cao tuổi, do đó bạn nên gọi điện thoại, gọi video với họ hơn là đến tận nơi. Hơn nữa, việc di chuyển ra ngoài cái “kén” cũng là không nên, thậm chí có thể bị phạt khi bạn đi khỏi nơi cư trú.

  1. Giữ liên lạc để tránh cảm thấy cô đơn

Giãn cách xã hội là điều vô cùng quan trọng không chỉ đối với sức khỏe bản thân mà còn của toàn xã hội. Nhưng điều quan trọng không kém là làm thế nào để mọi người vẫn có thể kết nối được với nhau, để giảm thiểu khả năng bị cô lập và cảm thấy cô đơn. Bạn nên gọi điện thoại, trò chuyện video với mọi người để giúp bản thân thoải mái và vui vẻ trong khoảng thời gian khó khăn này.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cách li xã hội có thể cứu mạng sống của hàng triệu người

 

Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm