Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tác nhân kỳ lạ làm bạn lên cơn hen

Bạn biết mình nên tránh tiếp xúc không khí lạnh, mạt bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc và lông động vật nếu bạn bị hen suyễn. Nhưng còn những thứ khác, ví dụ như cây nến yêu thích của bạn, giông bão, aspirin hoặc thậm chí là tắc đường thì sao?

Những tác nhân kỳ lạ làm bạn lên cơn hen

Có rất nhiều thứ rất kỳ lạ hoặc bất thường nhưng có thể gây ra cơn hen suyễn. Nếu bạn bị hen suyễn, việc nhận ra các yếu tố khiến bạn lên cơn hen là rất quan trọng để phòng tránh cơn hen, hoặc ít nhất là chuẩn bị tinh thần tốt hơn trước khi lên cơn hen.

Giông bão và hen suyễn

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các trường hợp nhập viện để điều trị triệu chứng hen suyễn tăng lên đáng kể sau các cơn giông bão. Lời giải thích phổ biến nhất cho hiện tượng này là: các hạt phấn hoa thường bị vỡ trong cơn bão có sét, làm giải phóng ra chất gây dị ứng trong không khí. Sau đó, những chất này bay đi khắp nơi trong không khí nhờ những cơn gió trong giông bão. Cuối cùng, dẫn đến sự gia tăng nguy cơ lên cơn hen ở những người có tiền sử dị ứng. Điều này đặc biệt đúng trong mùa phấn hoa phát triển. Nghiên cứu về giông bão và hen suyễn đã được công bố vào tháng 1 năm 2016 trên tạp chí Clinical & Experimental Allergy.

Khóc/cười với hen suyễn

Các tình trạng cảm xúc quá đà, ví dụ như cười quá nhiều hoặc khóc quá nhiều có thể gây ra cơn hen suyễn bằng cách thay đổi các kỳ thở và hạn chế lưu thông không khí. Đây là một hình thức tăng thông khí, cũng như tập thể dục, do đó, có khả năng kích hoạt phản ứng lên cơn hen ở một số người bị viêm đường hô hấp dưới.

Căng thẳng

Bạn có nhận thấy rằng, khi bạn bị căng thẳng quá mức, bạn thường có cảm giác ngực như bị bóp chặt lại? Triệu chứng này có thể là do stress khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn…hoặc đó có thể là triệu chứng của một cơn hen suyễn. Một tổng hợp về sức khỏe và sức khỏe tinh thần từ dữ liệu của 206.993 người trưởng thành, được xuất bản vào tháng 9 năm 2015 trên Journal of Asthma chỉ ra rằng, việc phải trải qua các trạng thái tâm lý tiêu cực trong vòng 1 năm qua có liên quan mật thiết với các triệu chứng hen suyễn.

Phụ gia thực phẩm và hen suyễn

Các chất bảo quản thực phẩm, màu thực phẩm và các loại hương liệu được chứng minh là có thể gây ra cơn hen ở một số người. Do vậy, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã đọc kỹ nhãn thực phẩm. Kali bisulfite, natri bisulfite, natri metabisulfite, kali metabisulfite là những tác nhân có thể gây cơn hen. Sulfite là tác nhân phổ biến nhất. Một số người sẽ gặp phải vấn đề với các loại thịt đặc sản có chứa hàm lượng nitrit cao, trong  khi một số người khác lại mắc phải các triệu chứng dị ứng do monosodium glutâmte (MSG) hay từ các loại thực phẩm có màu vàng có chứa tartrazine. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về những tác nhân tiềm ẩn này vẫn còn đang gây tranh cãi.

Aspirin

Khoảng 20% số người trưởng thành bị hen suyễn rất nhạy cảm, họ thường có các triệu chứng hen khi uống aspirin, theo thống kê cuả Trường Đại học về Dị ứng, hen suyễn và miễn dịch tại Mỹ (ACAAI). Các triệu chứng hen suyễn này sẽ nặng hơn và những người này thường dễ có khả năng lên cơn hen hơn sau khi sử dụng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa thành phần aspirin, hoặc thậm chí là các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) khác, như ibuprofen hay naproxen. Mặc dù không phải là một loại NSAID, nhưng acetaminophen (paracetamol) cũng có vai trò nhất định trong cơn hen. Những người phải sử dụng paracetamol sớm từ khi còn rất nhỏ sẽ có tần suất bị hen suyễn nhiều hơn. Thậm chí, sử dụng paracetamol khi trẻ còn ở trong bụng mẹ cũng sẽ ảnh hưởng. Các nhà nghiên cứu đã hồi cứu thông tin của gần 64.000 trẻ  và thấy rằng, những trẻ có mẹ sử dụng acetaminophen trong khi mang thai có nguy cơ hen suyễn cao hơn một chút. Kết quả này đã được xuất bản vào tháng 2 năm 2016 trên tạp chí Pharmacoepidemiology and Drug Safety.

Trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Cả hai tình trạng này đều gây đau và gây cảm giác nóng rát trong cổ họng, đặc biệt là khi bạn nằm. Nhưng chúng cũng có thể khiến bạn lên cơn hen, kể cả khi bạn không bị ợ nóng, theo ACAAI. Các axit trào ngược và sẽ gây ra một “siêu phản ứng” ở đường thở.

Uống rượu

Uống một lượng rượu nhất định có thể làm các triệu chứng hen suyễn tệ hơn và làm tăng khả năng lên cơn hen. Nhiều người bị dị ứng với rượu hoặc với một số thành phần được thêm vào rượu trong quá trình sản xuất. Nhưng, kể cả đối với những người không bị dị ứng, rượu cũng có thể làm các triệu chứng dị ứng khác tệ hơn, đặc biệt là trong chứng dị ứng thực phẩm. Một tổng hợp về bệnh hen suyễn và nghiện chất được xuất bản trên Journal of Addictive Disorders năm 2013 đã liệt kê rượu (cùng với nicotine và heroin) là một trong số những chất có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Tắc đường

Nếu bạn là một người bị hen suyễn và đang bị tắc đường thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc hít. Các chất gây ô nhiễm và khói bụi thải ra từ ô tô có thể gây ra cơn hen suyễn. Nếu bạn sống ở khu vực thành thị, vào những ngày nồng độ khói bụi lên cao, bạn hãy đảm bảo rằng đã kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến cấp trên, hoặc đồng nghiệp, để đổi ca làm, giờ làm cho bạn, tránh khỏi những giờ tan tầm đông đúc.

Nến có mùi thơm và các chất làm sạch không khí

Nến có mùi thơm và các chất làm sạch không khí trong phòng có thể làm nhà bạn có mùi vô cùng sảng khoái, ngọt ngào hoặc mùi hoa cỏ. Nhưng chúng có thể có tác hại nhiều hơn là có lợi với sức khỏe, theo ACAAI. Rất nhiều bác sỹ cho rằng các loại hương thơm từ các chất làm sạch không khí sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng  hoặc làm nặng thêm bệnh dị ứng sẵn có của nhiều người. Nước hoa và mùi thơm của hoa cũng có tác dụng gây kích thích đường thở, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Thụy Điển trên tạp chí International Journal of Environmental Health Research.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố làm khởi phát cơn hen và cách phòng tránh
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm