Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

COPD bao gồm 2 tình trạng bệnh lý: viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Đa số bệnh nhân COPD đều mắc cả 2 bệnh trên.

Phổi thực hiện được chức năng hô hấp nhờ có phế quản và phế nang. Khi bạn thở, không khí sẽ di chuyển từ khí quản xuống phế quản, vào các phế nang. Tại phế nang, Oxy sẽ đi vào máu và cacbonic (CO2) từ máu đi ra.

Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, niêm mạc phế quản sẽ bị sưng, đỏ và đầy dịch nhầy. Những đám dịch nhầy này sẽ làm tắc nghẽn phế quản và khiến bạn khó thở.

Nếu bạn bị khí phế thũng, bạn sẽ bị mất các phế nang. Việc này gây ra khó khăn trong việc trao đổi Oxy và CO2, cũng gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt là khó thở ra.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại.

Triệu chứng

COPD có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm

  • Ho mãn tính (ho kéo dài)
  • Ho có đờm
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (cảm lạnh, cúm)
  • Thở gấp, đặc biệt là khi hoạt động thể lực
  • Thở khò khè
  • Cảm giác khó chịu, đau tức ở ngực

Ban đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nhưng COPD là một bệnh tiến triển, tức là triệu chứng sẽ khởi đầu nhẹ và càng ngày càng trở nên tệ hơn theo thời gian. COPD sẽ phát triển trong nhiều năm, và các triệu chứng sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của COPD

COPD gây ra do các tổn thương ở phổi. Đây là loại tổn thương do thường xuyên hít các chất kích thích trong một thời gian dài. Các chất kích thích bao gồm:

  • Không khí bị ô nhiễm
  • Khói thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động)
  • Bụi
  • Khói của các chất hóa học, hơi hóa học hoặc sương của các chất hóa học.

Các yếu tố nguy cơ của COPD

Yếu tố nguy cơ chủ yếu của COPD là khói thuốc lá. Khoảng 80-90% trường hợp COPD là do hút thuốc lá lâu ngày. Cách tốt nhất để dự phòng hoặc ngăn chặn COPD tiển triển xấu hơn là bỏ thuốc lá.

Người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học hoặc bụi ở nơi làm việc cũng là những người có nguy cơ cao mắc COPD. Những người vừa hút thuốc, vừa thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích là những người có nguy cơ mắc COPD cao nhất.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của COPD. Bác sỹ sẽ hỏi về tình trạng hút thuốc của bạn hoặc tình trạng tiếp xúc với khói thuốc, bụi, khói, hóa chất của bạn.

Tuy tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm cần thiết như:

  • Đo thông khí phổi. Đây là một loại kiểm tra đặc biệt để đánh giá phổi của bạn hoạt động như thế nào.
  • Chụp X quang phổi. Phim chụp X quang có thể chỉ ra các dấu hiệu của COPD.
  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm đờm.

Điều trị

COPD có chữa khỏi không?

Không, COPD hiện nay chưa chữa khỏi được.

COPD điều trị như thế nào?

Mục tiêu điều trị COPD là để giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn, kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Việc điều trị này bao gồm:

- Bỏ thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc lá và mắc COPD, điều quan trọng nhất bạn phải làm là bỏ thuốc lá. Việc này sẽ giúp ngăn chặn hoặc làm chậm những tổn thương của phổi và là cách duy nhất để không làm các triệu chứng của bạn tệ đi. Trao đổi với bác sỹ về cách bỏ thuốc lá. Bỏ thuốc lá càng sớm, bạn càng có cơ hội sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

- Dùng thuốc:  Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc để bạn cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn. Những thuốc này có thể bao gồm:

  • Kháng sinh: Giúp điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp
  • Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này giúp làm giãn các cơ ở phế quản và làm bạn dễ thở hơn.
  • Steroid: Loại thuốc này giúp bạn dễ thở hơn nhưng thường chỉ được dùng với những bệnh nhân bị COPD nặng.
  • Vacxin: Vacxin có thể dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, như cúm hoặc viêm phổi. Những tình trạng nhiễm khuẩn này có thể làm các triệu chứng diễn biến xấu hơn hoặc làm tổn thương phổi nhiều hơn. Thảo luận với bác sỹ về thời gian và cách bạn nên tiêm vacxin như thế nào.
  • Điều trị oxy: Bạn sẽ thở oxy qua một cái ống cắm vào mũi hoặc qua một mặt nạ trùm qua miệng và mũi bạn.

- Phục hồi chức năng phổi: Phục hồi chức năng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh của mình bằng việc nhận được sự hỗ trợ y tế giúp bạn hiểu về tình trạng bệnh của mình, nhận tư vấn, luyện tập và có chế độ ăn phù hợp.

- Phẫu thuật: Rất hiếm gặp. Bệnh nhân bị COPD rất nặng có thể sẽ phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được tiến hành nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Biến chứng của COPD

Nếu bạn bị COPD, bạn có thể có nguy cơ mắc các biến chứng sau:

  • Các vấn đề về tim mạch: COPD có thể gây ra các bất thường về nhịp tim (rối loạn nhịp tim) và suy tim.
  • Cao huyết áp: COPD có thể gây tăng huyết áp ở mạch máu mang máu tới phổi (tăng huyết áp động mạch phổi)
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Bạn sẽ thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm hoặc trao đổi thêm với bác sỹ. Bạn sẽ có thể ít bị cúm và giảm nguy cơ viêm phổi hơn nếu bạn được tiêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để phổi khỏe mạnh mỗi ngày

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm