Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hẹp động mạch chủ là gì?

Hẹp động mạch chủ, còn được gọi là hẹp van động mạch chủ, là tình trạng van động mạch chủ của tim bị thu hẹp lại, khiến nó không thể mở hoàn toàn. Điều này làm giảm lưu lượng máu từ tim đến động mạch chủ và toàn bộ cơ thể, khiến tim phải làm việc vất vả hơn bình thường. Kết quả là, lượng máu được bơm vào cơ thể ít hơn, thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hẹp động mạch chủ

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Đau ngực
  • Hụt hơi khó thở
  • Ngất xỉu, chóng mặt hoặc cảm thấy lâng lâng
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân sưng tấy
  • Nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động bình thường, ngay cả việc đi bộ
  • Khó ngủ
Không phải ai bị hẹp động mạch chủ cũng có những triệu chứng đáng chú ý. Trên thực tế, nhiều người không gặp các triệu chứng cho đến khi lượng máu lưu thông bị hạn chế một cách đáng kể. Nếu bạn gặp các triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của chứng hẹp động mạch chủ và chức năng tim bị suy giảm.

Các triệu chứng hẹp động mạch chủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do dị tật bẩm sinh bao gồm:

  • Không thể tăng cân
  • Mệt mỏi khi hoạt động bình thường
  • Khó bú
  • Khó thở

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của hẹp động mạch chủ

Có nhiều nguyên nhân gây hẹp động mạch chủ. Bao gồm:

  • Canxi tích tụ trên van: Ở người lớn tuổi, tình trạng hẹp van động mạch chủ và hạn chế mở van có thể xảy ra khi sẹo hoặc canxi làm hỏng van động mạch chủ.
  • Các vấn đề bẩm sinh: Ở những người trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp động mạch chủ là van động mạch chủ hai mảnh, một khuyết tật bẩm sinh trong đó chỉ có hai lá van phát triển thay vì ba lá van thông thường.
  • Sốt thấp khớp: Sốt thấp khớp, một biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn, có thể hình thành mô sẹo trên van động mạch chủ, khiến van động mạch chủ bị thu hẹp.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch chủ bao gồm:

  • Lão hóa
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến tim
  • Tiểu đường
  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Bệnh thận mãn tính
  • Xạ trị tại các vị trí trên ngực

Chẩn đoán hẹp động mạch chủ như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, xem xét bệnh sử và thực hiện kiểm tra thể chất, bao gồm cả việc nghe tim bằng ống nghe. Tiếp theo, bạn có thể phải thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Phương pháp kiểm tra hình ảnh này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim. Hình ảnh này cho bác sĩ thấy van tim của bạn hoạt động tốt như thế nào.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Phương pháp này đo hoạt động điện trong tim.
  • Chụp X-quang ngực: Điều này có thể cho bác sĩ biết liệu tim và động mạch chủ của bạn có bị phì đại hay không và liệu bạn có tích tụ canxi trên van động mạch chủ hay không.
  • Kiểm tra sức khỏe: Kiểm tra thể lực có thể giúp bác sĩ xác định xem bạn có các triệu chứng của bệnh van động mạch chủ hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT): Một loạt tia X được chụp để tạo ra hình ảnh chi tiết về trái tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Từ trường và sóng vô tuyến tạo ra hình ảnh chi tiết về tim có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Tiên lượng hẹp động mạch chủ

Hẹp động mạch chủ có thể nhẹ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim. Điều trị thích hợp thường mang lại kết quả tốt.

Thời gian hẹp động mạch chủ

Hẹp động mạch chủ do lão hóa thường bắt đầu sau khi bạn bước sang tuổi 60. Tuy nhiên, bạn có thể không gặp các triệu chứng cho đến 70 hoặc 80 tuổi. Như vậy, bạn có nguy cơ bị hẹp động mạch chủ hàng chục năm mà không nhận ra.

Các lựa chọn điều trị và dùng thuốc cho bệnh hẹp động mạch chủ

Việc điều trị chứng hẹp động mạch chủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, dù bạn có triệu chứng hay không và tình trạng của bạn có xấu đi hay không.

Nếu các triệu chứng của bạn ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng này bằng các cuộc hẹn khám định kỳ. Họ cũng có thể đề nghị thay đổi lối sống lành mạnh cho tim và sử dụng một số loại thuốc. Nếu chứng hẹp động mạch chủ của bạn nghiêm trọng, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm thay van động mạch chủ.

Lựa chọn sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng của bạn và giúp ngăn ngừa các vấn đề khác, đặc biệt nếu tình trạng nhẹ hoặc không thể phẫu thuật. Những loại thuốc có thể bao gồm:

  • Thuốc chống loạn nhịp tim, để giữ nhịp tim bình thường khi tình trạng này tiến triển
  • Thuốc chống đông máu hoặc chất làm loãng máu, để giảm nguy cơ đông máu
  • Thuốc chẹn beta, để giảm gánh nặng của tim và giảm đánh trống ngực
  • Thuốc ức chế men chuyển, để giảm huyết áp khi bị tăng huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu, để giảm lượng chất lỏng trong các mô và máu
  • Thuốc giãn mạch, để mở và thư giãn các mạch máu

Phẫu thuật

Các lựa chọn phẫu thuật để điều trị hẹp van động mạch chủ bao gồm:

  • Thay van động mạch chủ: Phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ van bị hư hỏng và thay thế bằng van cơ học hoặc van làm từ mô tim bò, lợn hoặc người. Nếu có van cơ học, bạn phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông.
  • Thay van động mạch chủ qua ống thông: Thay van động mạch chủ qua ống thông là một thủ thuật ít xâm lấn hơn, trong đó các bác sĩ sử dụng một ống thông để thay thế van động mạch chủ đã bị thu hẹp. Phương pháp này có thể là lựa chọn tốt nhất nếu có nguy cơ cao bị biến chứng do phẫu thuật thay van động mạch chủ.
  • Sửa chữa van động mạch chủ: Trong một số ít trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ sửa chữa van động mạch chủ để điều trị chứng hẹp động mạch chủ.
  • Phẫu thuật tạo hình van bằng bóng: Để điều trị hẹp van động mạch chủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em, bác sĩ có thể chèn một ống thông có bóng ở đầu vào động mạch ở cánh tay hoặc háng và dẫn nó đến van động mạch chủ. Sau đó, họ thổi phồng quả bóng, làm mở rộng lỗ van bị thu hẹp. Đối với người lớn, thủ tục này thường chỉ được thực hiện trên những người không đạt đủ điều kiện về thể lực để có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật xâm lấn hơn như thay van động mạch chủ.

Phòng ngừa hẹp động mạch chủ

Không thể ngăn ngừa chứng hẹp động mạch chủ bẩm sinh, nhưng có một số bước có thể thực hiện để tránh phát triển tình trạng này trong tương lai. Hẹp động mạch chủ có thể được ngăn ngừa bằng cách:

  • Giữ cho trái tim khỏe mạnh: Huyết áp cao, béo phì và mức cholesterol cao có thể liên quan đến hẹp động mạch chủ, vì vậy hãy giữ sức khỏe bằng cách kiểm soát huyết áp, cân nặng và mức cholesterol.
  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: Nướu bị nhiễm trùng có thể gây viêm mô tim và làm trầm trọng thêm tình trạng hẹp động mạch chủ.
  • Tránh tình trạng sốt thấp khớp: Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau họng. Nếu không được điều trị, viêm họng liên cầu khuẩn có thể phát triển thành sốt thấp khớp, gây hẹp động mạch chủ.

Biến chứng hẹp động mạch chủ

Ban đầu, hẹp động mạch chủ có thể nhẹ và không có triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian, các biến chứng sau có thể xảy ra:

  • Cục máu đông
  • Chảy máu
  • Suy tim
  • Đột quỵ
  • Nhịp tim không đều
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến tim
  • Tử vong

Những người có nguy cơ mắc hẹp động mạch chủ

Hẹp động mạch chủ thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi, nhưng một số trẻ sinh ra đã mắc bệnh này. Khoảng 2% người lớn trên 65 tuổi mắc bệnh. Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn ở phụ nữ.

Các tình trạng liên quan và nguyên nhân gây hẹp động mạch chủ

Nhiều người bị hẹp động mạch chủ cũng mắc các bệnh về tim khác, bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Rung tâm nhĩ

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm