Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu quả của việc dùng kháng sinh đường ruột một cách: “Vô tại vạ”

Bài báo sau đây tôi muốn trình bày về một bệnh nhân đã được cứu sống do bệnh viêm đại tràng giả mạc - hậu quả của việc dùng kháng sinh bừa bãi (dân gian gọi là dùng vô tại vạ).

Bệnh nhân đã đến đúng tuyến chuyên khoa (Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện TWQĐ 108), được chẩn đoán nhanh và điều trị kịp thời cuối cùng đã xuất viện trong niềm hạnh phúc của gia đình, của bệnh nhân và cũng là niềm hạnh phúc cho những người Thầy thuốc trực tiếp cứu chữa cho bệnh nhân này.

Ngày 04/07/2015, Bộ môn-Khoa Nội tiêu hóa –Bệnh viện TƯQĐ 108 tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị M –sinh năm 1949, quê quán: Châu Minh, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Về tiền sử: Bệnh nhân đau dạ dày từ 05/2015, đã kiểm tra tại bệnh viện tuyến huyện. Bệnh nhân đã được dung cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian trên 10 ngày. 

Từ 15/06/2015, bệnh nhân thấy người mệt mỏi, đại tiện phân lỏng (6-10 lần), phân nhầy, có dịch đục, nhưng không có máu. Bệnh nhân có kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn, nhưng không nôn được, bụng chướng dần, da và niêm mạc khô, nhăn nheo (do đi ngoài nhiều, rối loạn điện giải). Đến đầu tháng 07/2015, bệnh nhân khó thở nhẹ, bụng chướng dần và có dịch ổ bụng. Cuối cùng bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108.

Khám thấy: da và niêm mạc xạm, sốt nhẹ 38,0, bụng mềm, dịch ổ bụng trung bình, không có hạch. Các xét nghiệm: bach cầu: 20,7 G/L (N = 80,8%), hồng cầu: 3,9 T/L, huyết sắc tố = 128 g/l, protid: 42 g/l (bình thường: 66-80 g/l); albumin 21 g/l (bình thường: 35-50 g/l). Nội soi dạ dày: bình thường. Siêu âm ổ bụng thấy dịch đục trong ổ bụng và có dịch màng phổi. Ngày 06/07/2015, nội soi đại tràng: Hình ảnh điển hình viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile (hậu quả dùng kháng sinh nhiều loại).

Kết quả chụp phim X-quang phổi: Hình ảnh tràn dịch màng phổi bên phải. Ngày 05/07/2015, bệnh nhân khó thở, vì có nhiều dịch ổ bụng chèn ép. Đã tiến hành chọc hút dịch ổ bụng khoảng 2 lít. Xét nghiệm dịch ổ bụng: Rivalta (+).,

Bệnh nhân đã được điều trị tích cực: Truyền dịch, cân bằng điện giải, bù albumin (2 g/ngày x 7-10 ngày), dùng kháng sinh: Vancomycin 1 g x 2 lọ/ngày x 10 ngày. Sau 10 ngày dùng tiếp: Metronidazole 250 mg x 8 viên/ngày x 10 ngày. 

Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, đại tiện 2 lần/ngày, phân vàng, dịch ổ bụng hết. Các kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa về gần bình thường và ra viện. Đã nội soi đại tràng lại sau 3 tuần điều trị: Không còn vết loét và giả mạc tại đại tràng

Lời bình: Quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo phân trong đại tràng phải nhờ đến hệ vi khuẩn sống cộng sinh trong lòng đại tràng.

Tuy nhiên, khi người bệnh dùng kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ theo phác đồ và đặc biệt dùng nhiều loại khác nhau sẽ là điều kiện thúc đẩy cho các vi khuẩn có hại gây tổn thương đại tràng: Gây viêm và loét đại tràng toàn bộ. Vi khuẩn Clostridium difficile thường gây bệnh ở những bệnh nhân dùng kháng sinh không tuân thủ phác đồ của thầy thuốc.

Nếu điều trị không kịp thời sẽ đưa đến hậu quả khôn lường và nhận biết bệnh còn rất khó, đặc biệt ở các tuyến huyện, khi chưa có các thiết bị trợ giúp chẩn đoán và có các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Điều quan trọng nữa cần khuyên cáo với người bệnh là phải tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị của thầy thuốc và khi có bất thường phải đến bệnh viện sớm. 

Viêm đại tràng màng giả hay viêm ruột màng giả, viêm ruột giả mạc, là bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Bệnh nhân có triệu chứng đau quặn bụng, sốt, tiêu chảy rất nhiều lần… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân chủ yếu là loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là ở người già. 

Vi khuẩn C. difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, có nha bào, vì vậy sức đề kháng rất cao khi ra bên ngoài cũng như trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn C. difficile sẽ sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc tế bào.
Độc tố tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và khi bong ra sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc. Vì vậy, một số trường hợp sau khi dùng kháng sinh một thời gian hoặc đã ngưng dùng thuốc mà thấy đi ngoài ra máu thường nghĩ rằng do tác dụng phụ.
PGS.TS. Vũ Đăng Khiên - Theo Bệnh viện 108
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm