Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn đặc biệt. Ăn uống khoa học có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường của mình tốt hơn.

Thế nào là một chế độ ăn khỏe mạnh cho bệnh tiểu đường

Bạn có thể kiếm soát được bệnh tiểu đường của mình nếu bạn ăn uống một cách thông minh. Các loại thực phầm phù hợp có thể là một đồng minh trong cuộc chiến kiểm soát đường huyết.

Hãy nói chuyện với bác sĩ, một chuyên gia dinh dưỡng về cách theo dõi lượng carbohydrate bạn ăn mà có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, còn gọi là glucose.

Họ có thể khuyên bạn dùng chỉ sổ đường huyết. Chỉ số đường huyết xếp loại các loại thực phẩm gây tăng đường huyết. Thực phẩm nhiều đường có chỉ số đường huyết cao hơn.

Ngoài ra, hãy thử những lời khuyên sau:

Hãy ăn thực phẩm nhiều màu sắc. Đó là một cách dễ dàng để đảm bảo bạn ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, đậu, các loại hạt và protein nạc (thịt)

Xem lượng calo của bạn. Tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của bạn ảnh hưởng đến lượng thức ăn bạn cần ăn để tăng, giảm hay duy trì cân nặng của mình.

Ăn chất xơ. Bạn có thể lấy chất xơ từ các loại thức ăn thực vật như các ngũ cốc, rau quả, đậu, và các loại hạt. Các nghiên cứu khuyến cáo người bị đái tháo đường type 2 khi ăn chế độ giàu chất xơ có thể cải thiện lượng đường huyết và nồng độ cholesterol.

Bạn có thể ăn bao nhiêu?

Kiểm tra hàm lượng khẩu phần trên nhãn dinh dưỡng. Nó có thể ít hơn bạn nghĩ. Chỉ ăn lượng thức ăn trong theo kế hoạch bữa ăn giành cho bệnh tiểu đường của bạn. Thừa calo sẽ dẫn đến thừa mỡ và béo phì.

Không được bỏ bữa, ăn đủ số bữa chính và bữa phụ trong ngày. Hàng ngày, nên ăn các bữa vào những khung giờ giống nhau.

Chế độ ăn cùng với thay đổi lối sống để điều trị cho người bệnh bị tiểu đường

Nếu bạn có lượng cholesterol cao cùng với bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên theo kế hoạch thay đổi lối sống để điều trị.

Mục đích là để giảm nồng độ cholesterol, giảm cân nặng và có được sự chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim, căn bệnh phổ biến dễ mắc phải hơn sau khi bạn bị tiểu đường.

Theo kế hoạch thay đổi lối sống để điều trị, bạn sẽ:

  • Hạn chế chất béo xuống 25% tổng số calo hàng ngày.
  • Nhận không quá 7% calo hàng ngày từ chất béo bão hòa, và lên đến 20% chất béo không bão hòa từ dầu thực vật hoặc các loại hạt.
  • Duy trì lượng carbohydrat từ 50-60% lượng calo hàng ngày.
  • Đạt được 20-30g chất xơ mỗi ngày.
  • Cho phép từ 15-20% protein trong lương calo hàng ngày.

Bạn cũng sẽ cần luyện tập thể dục nhiều hơn và thường xuyên tái khám.

Bạn có thể dùng đường không?

Bạn có thể nghe ai đó nói rằng bị tiểu đường không nên ăn thêm bất kỳ loại đường nào. Trong khi một vài bác sĩ lại nói rằng, bạn hoàn toàn có thể.

Hầu hết các chuyên gia hiện nay nói rằng một lượng nhỏ đồ ngọt cũng tốt, miễn nó là một phần trong bản kế hoạch tổng thể của bữa ăn lành mạnh. Đường ăn không làm tăng lượng đường trong máu như các loại tinh bột được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Hãy nhớ rằng đường là một carbohydrate. Vì vậy khi bạn ăn một loại thức ăn ngọt như bánh quy, bánh gato, hoặc kẹo, nó sẽ thay thế cho một loại carbohydrate hoặc tinh bột nào đó (ví dụ như khoai tây) mà bạn có thể ăn ngày hôm đó. Cuối cùng, tổng số gram carbohydrate quan trọng hơn là nguồn gốc của nó.

Nếu bạn dùng insulin, tinh chỉnh liều lượng carbohydrate để bạn có thể kiểm soát lượng đường huyết càng nhiều càng tốt. Bạn cần kiểm tra lượng đường sau khi ăn đồ ăn có đường.

Đọc nhãn thực phẩm để bạn biết lượng đường hoặc carbohydrate trong những thức ăn và đồ uống. Ngoài ra, kiểm tra xem có bao nhiêu calo và bao nhiêu chất béo trong khẩu phần.

Các đồ ngọt khác

Bạn có thể thêm các đồ ngọt nhân tạo vào đồ ăn và đồ uống của mình. Tuy nhiên, hãy kiểm tra cẩn thận nhãn mác bởi có những loại chứa rất nhiều carbohydrate.

Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh các loại thực phẩm khác trong bữa ăn hoặc thêm thuốc để giữ cho lượng đường huyết dưới tầm kiểm soát.

Một số đồ ngọt được gọi là ”rượu đường”, ví dụ như xylitol, mannitol, và sorbitol, có một số lượng calo và làm lượng đường huyết tăng nhẹ. Nếu bạn tiêu thụ chúng quá nhiều, bạn có thể bị đầy hơi và tiêu chảy.

Cỏ ngọt Stevia là một lựa chọn khác để làm những đồ ngọt. Đó là một sản phẩm tự nhiên mà không có calo.

Vậy còn rượu?

Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có thể uống rượu được không Nếu bác sỹ nói bạn có thể thì thình thoảng bạn mới nên uống, vào những lúc đường huyết được kiểm soát tốt, mà không nên uống thường xuyên. Đa số các loại rượu và các đồ uống hỗn hợp đều chứa đường, và rượu còn chứa rất nhiều calo nữa.

CTV. Nguyễn Hảo - Viện Y học ừng dụng Việt Nam- Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm