Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Caffeine và bệnh viêm ruột mạn tính (IBD)

Một chất kích thích trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau – caffeine - ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách.

Hầu hết mọi người biết rằng caffeine trong cà phê, chè, cola, nhưng nó cũng có thể ở trong sôcôla, kem vị cà phê, sữa chua, nước uống năng lượng và một số thuốc (đặc biệt là các thuốc giảm đau không theo đơn). Có khoảng 80% số người trưởng thành tại Mỹ tiêu thụ caffein như một thói quen hàng ngày. Trên toàn thế giới, tỉ lệ người sử dụng caffeine lên đến  90%

Những người mắc bệnh viêm ruột cũng sử dụng caffeine, nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng caffeine có an toàn cho những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa mạn tính hay không?

Caffeine cũng có những ảnh hưởng lên sức khỏe, nhưng cách thức vận chuyển cũng khá quan trọng. Thức ăn và đồ uống chứa caffeine có ảnh hưởng lớn tới triệu chứng của bệnh viêm ruột. Với hầu hết những thứ liên quan đến chế độ ăn thì vừa đủ là yếu tố quan trọng, và sử dụng caffeine cũng không ngoại lệ.

Ảnh hưởng của caffeine lên cơ thể

Caffeine có xu hướng tích cực, do chúng có thể làm tăng sự tỉnh táo, tạo sự thể hiện tốt hơn ở trường và trong công việc. Caffein cũng kích thích chuyển hóa và giảm lo lắng ở một số người. Tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng phụ, ví dụ làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột, và họ cần được chăm sóc  để giảm ảnh hưởng của caffeine lên giấc ngủ.

Caffeine và hệ tiêu hóa

Khi nói đến hệ tiêu hóa, thực phẩm và đồ uống chứa caffeine thường gây nên nhiều vấn đề. Cà phê chứa khoảng 80-130 mg caffeine, và có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

Một số người uống cà phê vào buổi sáng để kích thích nhu động ruột. Caffein thường được cho là có tác dụng kích thích ruột, nhưng đó thường là do những chất hóa học khác có trong cà phê. Với những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột, nhu động ruột quá thường xuyên sẽ gây ra vấn đề đặc biêt nếu người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy mạn.

Caffeine và trẻ em

Trẻ mắc bệnh viêm ruột có nguy cơ biến chứng, đặc biệt do thiếu dinh dưỡng. Caffein có thể làm giảm cảm giác ngon miệng, và ở trẻ em vốn đã bị bệnh viêm ruột và chán ăn, thì caffeine có thể gây nên vấn đề. Trẻ nhỏ và người lớn mắc bệnh viêm ruột bị thiếu cân nên được chăm sóc để đảm bảo họ không bị chán ăn dẫn đến thiếu hụt năng lượng hằng ngày để duy trì cân nặng.

Caffeine có gây mất nước

Caffeine là chất lợi tiểu, nó khiến mọi người đi tiểu nhiều hơn. Vẫn chưa rõ liệu ảnh hưởng này của caffein có thể góp phần gây mất nước hay không. Tuy nhiên mất nước cũng khiến phân cứng hơn, gây táo bón. Bất kì ai có nguy cơ bị táo bón cũng nên uống đủ nước để làm giảm nhẹ hoặc tránh mắc phải tình trạng này.

Caffeine và giấc ngủ              

Ảnh hưởng của caffeine lên cơ thể cao nhất vào khoảng 1 giờ sau khi được tiêu hóa. Caffeine không được dự trữ trong cơ thể và bị đào thải qua nước tiểu, nhưng nó có thể tiếp tục có ảnh hưởng kéo dài từ 4-6 giờ. Ăn hoặc uống caffeine vài giờ trước khi đi ngủ có thể gây gián đoạn giấc ngủ. Những người mắc bệnh viêm ruột mạn tính vốn đã có nguy cơ mắc phải các vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là việc tiểu đêm, nên càng phải hạn chế sử dụng caffein trước khi đi ngủ.

Caffeine và thuốc

Nhiều người quên rằng, caffeine cũng là một loại thuốc và có thể tương tác với thuốc kê đơn và thuốc tự mua. Một số thuốc có thể tương tác với caffeine bao gồm kháng sinh, thuốc chống đông, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs hay thuốc ức chế MAO), Tagamet (cimetidine). Bệnh nhân bị bệnh viêm ruột nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng caffeine và tương tac của nó với các thuốc khác.

Caffeine trong nên văn hóa của chúng ta

Ở Mỹ, sử dụng caffein được xem như một phong tục. Khoảng một nửa người dân Mỹ uống cà phê vào buổi sáng. Caffeine đắng và thường được làm dịu đi bằng các chất phụ gia làm ngọt, tất cả đều từ đường và sữa. Trong khi một số người uống cà phê buổi sáng ở nhà, thì một số thường đến quán cà phê hoặc cửa hàng ăn nhanh để uống cà phê. Cà phê và trà cũng được phục vụ vào bữa tối với đồ tráng miệng hoặc buổi chiều để chống lại mệt mỏi. Những người thường xuyên sử dụng cà phê hoặc trà thường sẽ bị phụ thuộc và caffeine. Sự phụ thuộc vào caffein có thể là vấn đề lớn và việc phá bỏ vòng tròn phụ thuộc vào caffein thường rất khó

Kết luận

Trong khi hầu hết những người uống cà phê buổi sáng nên cân nhắc cẩn thận thì những  bệnh nhân bị bệnh viêm ruột có thể có những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực từ việc sử dụng caffeine. Sử dụng caffein bao nhiêu trong ngày nên được tư vấn bởi bác sĩ tiêu hóa để không có những tương tác thuôc và biến chứng tiềm ẩn.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Xem thêm