Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống hơn 3 cốc cà phê mỗi ngày?

Cà phê là thức uống quen thuộc hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 3 cốc cà phê mỗi ngày có tốt cho sức khỏe không?

Uống cà phê đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe.

Theo Indian Express, cà phê là đồ uống thơm ngon, có thể tiếp thêm năng lượng cho buổi sáng và giúp chúng ta tỉnh táo suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu bạn uống vượt lượng khuyến nghị hàng ngày lại có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn cho cơ thể.

Những tác động sinh lý

Caffeine, thành phần chính trong cà phê, là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Mặc dù ban đầu nó giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo nhưng việc bổ sung quá nhiều có thể dẫn đến:

- Lo lắng và căng thẳng: Cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh... đều là những dấu hiệu của hệ thống thần kinh bị kích thích quá mức. Caffeine kích hoạt giải phóng cortisol, hormone gây căng thẳng, có thể làm tăng sự lo lắng và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

- Rối loạn giấc ngủ: Cà phê có thể cản trở chu kỳ ngủ thức, từ đó khiến bạn khó ngủ. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, khó chịu và giảm khả năng tập trung.

- Đau đầu và đau nửa đầu: Đau đầu mạn tính do caffeine là lời phàn nàn phổ biến của những người tiêu dùng quá mức. Việc ngừng sử dụng caffeine đột ngột sau khi uống thường xuyên cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.

- Vấn đề về tiêu hóa: Caffeine có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến ợ nóng, trào ngược acid và thậm chí là tiêu chảy.

- Tăng huyết áp và tim đập nhanh: Ở một số người, uống quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời.

Những tác động về tinh thần và cảm xúc

Việc phụ thuộc quá nhiều vào caffeine cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc, cụ thể:

- Nghiện và phụ thuộc: Caffeine được biết có thể gây nghiện nhẹ và uống quá mức thường xuyên sẽ dẫn đến phụ thuộc. Bạn có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và khó chịu khi cố gắng cắt giảm cà phê.

- Giảm khả năng cải thiện tình trạng căng thẳng: Mặc dù uống một tách cà phê có vẻ như là một cách tạm thời thoát khỏi căng thẳng nhưng việc sử dụng caffeine thường xuyên lại có thể làm giảm khả năng xử lý căng thẳng của cơ thể bạn về lâu dài.

- Khả năng điều tiết cảm xúc kém: Uống cà phê quá mức có thể làm phản ứng cảm xúc trở nên tồi tệ hơn khiến bạn dễ tức giận, thất vọng và kích động.

Nên uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày?

Tin tốt là bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn cà phê yêu thích của mình. Điều quan trọng là cần uống điều độ và vừa đủ. Lượng caffeine khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 400mg, gần tương đương với 4 tách cà phê pha. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của mỗi cá nhân là khác nhau và một số người có thể gặp tác dụng tiêu cực ngay cả khi dùng liều thấp hơn.

Một số lời khuyên dành cho bạn khi uống cà phê

- Theo dõi lượng cà phê uống hàng ngày: Bạn có thể ghi lại lượng cà phê uống mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về thói quen của mình và điều chỉnh lại số lượng nếu cần.

- Chuyển sang loại không chứa caffeine: Bạn có thể lựa chọn loại cà phê đã loại bỏ hoặc giảm caffeine.

- Cân nhắc những lựa chọn thay thế: Hãy xem xét cách chất tăng cường năng lượng tự nhiên khác như trà xanh, matcha...

- Tập trung vào việc bù nước: Uống nhiều nước trong ngày có thể giúp chống lại tác dụng khử nước của caffeine.

- Ưu tiên giấc ngủ: Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để kiểm soát căng thẳng và cải thiện phản ứng của cơ thể với caffeine.

Hãy thưởng thức cà phê theo nhu cầu của cơ thể bạn. Bằng cách lắng nghe cơ thể và thực hành điều độ, bạn có thể nhận được lợi ích từ những đồ uống này mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 lợi ích độc đáo của cà phê.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm