Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Lá lách là cơ quan nhỏ nằm ở phía bên trái của bụng, phía dưới khoang xương sường. Lá lách là một phần của hệ miễn dịch và giúp chống lại các tình trạng nhiễm trùng, đồng thời lọc bỏ các tế bào bị tổn thương hoặc các tế bào đã bị lão hóa ra khỏi dòng máu.

Phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Cắt bỏ lá lách nghĩa là hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi. Không có lá lách, các tình trạng nhiễm trùng có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn với bạn, bạn sẽ cần phải tiêm vắc xin hàng năm và sử dụng kháng sinh dự phòng. Kháng sinh dự phòng được dùng để ngăn chặn sự nhiễm vi khuẩn tái diễn. Kháng sinh dự phòng không được sử dụng để điều trị một tình trạng nhiễm trùng đang xảy ra.

Nguyên nhân cắt bỏ lá lách

Có rất nhiều lý do khiến bác sỹ khuyên bạn nên cắt bỏ lá lách. Những lý do này bao gồm:

  • Lá lách bị phá hủy do một chấn thương
  • Phì đại lá lách
  • Các rối loạn về máu hiếm gặp
  • Lá lách bị phì đại hoặc bị thoát vị do chấn thương
  • Ung thư hoặc u nang lớn ở lá lách
  • Nhiễm trùng
  • Các rối loạn về máu

Bạn có thể sẽ phải cắt bỏ lá lách nếu bạn có các rối loạn về máu nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị. Các rối loạn về máu có thể bao gồm:

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thiếu máu do tan máu
  • Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
  • Bệnh đa hồng cầu nguyên phát
  • Phì đại lá lách
  • Nhiễm virus ví dụ như bạch cầu đơn nhân hoặc nhiễm vi khuẩn, như giang mai có thể dẫn đến tình trạng phì đại lá lách.

Lá lách phì đại sẽ khiến rất nhiều tế bào máu và tiểu cầu mắc lại đó và có thể sẽ tiêu diệt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này được gọi là cường lách (hay tăng hoạt lách) và có thể dẫn đến việc suy giảm rất lớn số lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Khi lách bị tắc thì sẽ gây cản trở đến hoạt động chức năng của chính nó. Phì đại lách có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu quá mức, thậm chí có thể dẫn đến thoát vị lách (một tình trạng đe doa đến tính mạng).

Lá lách bình thường (trái) và lá lách bị phì đại (phải)

Thoát vị lách

Nếu lách của bạn bị thoát vị, bạn sẽ cần được phẫu thuật cắt bỏ lách ngay lập tức vì việc chảy máu trong có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Thoát vị có thể có nguyên nhân là do một chấn thương về mặt vật lý, ví dụ như bị tai nạn ô tô hoặc do phì đại lách dẫn đến thoát vị.

Ung thư

Một số loại ung thư nhất định, ví dụ như bệnh bạch cầu thể lympho, u lympho dạng non – Hodgkin và dạng Hogdkin có thể sẽ ảnh hưởng đến lách. Lách có thể sẽ cần được cắt bỏ do sự có mặt của một khối u hoặc u nang

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng nghiêm trọng tại lách có thể sẽ không đáp ứng với kháng sinh và các phương pháp điều trị khác. Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến áp xe nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến viêm và hình thành mủ. Lách của bạn cần được cắt bỏ để giải quyết tình trạng nhiễm trùng.

Các loại phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Phẫu thuật cắt bỏ lá lách có thể được tiến hành bằng phương pháp mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi để giảm tối đa tình trạng xâm lấn. Bạn sẽ được gây mê trong cả 2 quá trình này.

Phẫu thuật mở

Phẫu thuật mở truyền thống sẽ bao gồm việc mổ tại vùng giữa bụng. Bác sỹ phẫu thuật sau đó có thể sẽ loại bỏ các tế bào ở bên cạch các mô để có thể cắt bỏ lách của bạn. Sau đó, vết mổ sẽ được khâu lại. Mổ mở thường sẽ được tiến hành nếu bạn có sẹo từ các cuộc phẫu thuật khác hoặc nếu lách của bạn bị thoát vị

Mổ nội soi

Loại phẫu thuật này giảm tối đa sự xâm lấn, thời gian phẫu thuật nhanh hơn, và việc hồi phục sẽ ít đau đớn hơn so với phẫu thuật mở. Trong phẫu thuật nội soi, bác sỹ sẽ tạo ra các vết cắt rất nhỏ trên bụng. Sau đó, họ sẽ đưa mọt camera rất nhỏ vào để ghi lại một video về lách của bạn trên máy monitor. Bác sỹ sau đó sẽ cắt bỏ lách của bạn bằng các dụng cụ rất nhỏ. Sau đó các vết cắt nhỏ sẽ được khâu lại. Bác sỹ cũng có thể sẽ quyến định mổ mở sau khi xem hình ảnh lách của bạn qua camera.

Lợi ích của phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Cắt bỏ lá lách là phẫu thuật lớn và sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn yếu hơn. Vì lý do này nên phẫu thuật chỉ được tiến hành khi thực sự cần thiết. Lợi ích của phẫu thuật là có thể giải quyết được các vấn đề như các bệnh về máu, ung thư, nhiễm trùng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Lách bị thoát vị nhưng được cắt bỏ kịp thời có thể sẽ cứu sống tính mạng của bạn.

Nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ lá lách bao gồm:

  • Mất máu trong khi phẫu thuật
  • Phản ứng dị ứng hoặc khó thở do dị ứng với thuốc gây mê
  • Hình thành cục máu đông
  • Nhiễm trùng
  • Đột quỵ hoặc lên cơn đau tim.

Một số nguy cơ khác liên quan đến việc cắt bỏ lá lách bao gồm:

  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch dẫn máu đến gan
  • Thoát vị tại vết mổ
  • Nhiễm trùng trong
  • Xẹp phổi
  • Tổn thương các cơ quan gần lách như dạ dày, ruột và tụy
  • Tích tụ dịch dưới cơ hoành

Cả phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi đều có thể có những nguy cơ ở trên

Triển vọng sau khi phẫu thuật lá lách

Triển vọng sau khi phẫu thuật rất khác nhau, phụ thuộc vào loại phẫu thuật cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách thường mất từ 4-6 tuần. Bạn có thể chỉ cần ở lại bệnh viện trong vài ngày sau phẫu thuật. Bác sỹ sẽ giúp bạn biết khi nào bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Triển vọng lâu dài của phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Triển vọng lâu dài là khá tốt nếu bạn khỏe mạnh. Nhưng, do lá lách của bạn đã bị cắt bỏ, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn và bạn cần được tiêm vắc xin cũng như dùng kháng sinh dự phòng trong suốt phần đời còn lại.

Do tỷ lệ kháng kháng sinh đang ngày một tăng lên nên việc sử dụng kháng sinh dự phòng đang gây rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một số nhóm người nhất định nên được khuyến cáo mạnh mẽ về việc sử dụng biện pháp dự phòng này. Đó là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu bạn đã cắt bỏ lách trong vòng 1 năm trở lại đây hoặc bạn bị suy giảm miễn dịch tiềm ẩn, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng.

Bác sỹ sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch để giữ bạn trong tình trạng khỏe mạnh nhất có thể sau khi phẫu thuật cắt bỏ lá lách.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến lách như thế nào?

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm