Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi bộ quanh nhà có lợi cho người mắc bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên tại chi dưới thường khiến người bệnh đau chân, cản trở việc vận động. Nghiên cứu cho thấy, các bài tập đi bộ quanh nhà có thể cải thiện khả năng đi lại của người bệnh tốt hơn việc đi bộ trên máy tập.

Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân).

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern (Mỹ), được đăng tải trên tạp chí JAMA Network Open.

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu tay, chân do các mảng xơ vữa và huyết khối. Triệu chứng thường gặp nhất là đau như chuột rút, cảm giác mỏi ở vùng cơ chân và hông khi đi lại hoặc trèo cầu thang, đỡ đau khi nghỉ và đau lại xuất hiện trở lại khi tiếp tục đi bộ (gọi là đau cách hồi).

Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ 5 thử nghiệm ngẫu nhiên về lợi ích của liệu pháp luyện tập trên bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên chi dưới từ năm 2009-2022. Trong đó có 3 thử nghiệm sử dụng bài tập đi bộ trên máy chạy bộ (treadmill) và 2 thử nghiệm sử dụng bài tập đi bộ tại nhà.

Với người bị bệnh động mạch ngoại biên, liệu pháp đi bộ tại nhà đem lại hiệu quả tốt hơn so với liệu pháp đi bộ trên máy

Với người bị bệnh động mạch ngoại biên, liệu pháp đi bộ tại nhà đem lại hiệu quả tốt hơn so với liệu pháp đi bộ trên máy.

Người sử dụng máy chạy bộ trong phòng tập sẽ có sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia. Trong khi đó, người đi bộ tại nhà (hoặc quanh nơi ở) được khuyến khích đi bộ 5 ngày/tuần, bắt đầu với 15-20 phút/ngày (không tính thời gian nghỉ).

Khi quen dần, người bệnh có thể đi bộ tối đa 50 phút/buổi. Liệu pháp can thiệp này cũng được cá nhân hóa theo khả năng của mỗi bệnh nhân.

Người tham gia sau đó đều thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút. Đây là biện pháp đo quãng đường tối đa bệnh nhân đi được trong một khoảng thời gian xác định (được phép nghỉ nếu cần, nhưng khuyến khích bước đi ngay khi có sức).

Nghiệm pháp này thường được dùng để đánh giá khả năng gắng sức ở những người mắc bệnh tim mạch, bệnh lý phổi mạn hoặc bệnh lý cơ xương khớp. Kết quả này cũng phản ánh khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày đòi hỏi việc đi bộ.

Kết quả cho thấy, sau 6 tháng, so với nhóm đối chứng (không tập thể dục), quãng đường mà người đi bộ tại nhà đi được trong 6 phút cao hơn 50,7m. Trong khi đó, nhóm dùng máy tập đi được quãng đường xa hơn 32,9m.

Đáng nói, kết quả đi bộ thực tế của người đi bộ trên máy tập tuy không cao bằng, nhưng quãng đường họ đi được trên máy đã tăng lên trông thấy. Điều này gợi ý, kết quả trên máy chạy bộ không phản ánh chính xác sự tiến bộ khi hoạt động trong môi trường thực tế.

Không phải bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên nào cũng có điều kiện tới phòng tập vật lý trị liệu để đi bộ với máy. Chi phí cao cũng làm giảm tần suất tham gia đều đặn của người bệnh.

Từ phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Trường Y Feinberg, áp dụng các bài tập đi bộ tại nhà phù hợp với thể lực có thể giảm thiểu chi phí đi lại, cũng là lựa chọn thay thế tốt hơn cho người bệnh. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đi bộ buổi sáng và những lợi ích không ngờ.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm