Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để trẻ nhanh hồi phục sau mắc sởi

Trẻ mắc sởi rất dễ bị suy giảm miễn dịch lâu dài và còi cọc, suy dinh dưỡng. Chăm sóc như thế nào để giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe?

Suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng - hậu quả lâu dài của bệnh sởi

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2024, số ca sốt phát ban nghi sởi đã lên đến hơn 38 nghìn ca, tăng gấp 94 lần so với năm 2023; số ca dương tính với sởi ghi nhận được là hơn 6.700 ca, tăng gấp 130 lần so với năm 2023. Đến nay, cả nước đã ghi nhận 13 trường hợp tử vong do sởi, phần lớn là trẻ em và người già có bệnh nền. Trong những tuần đầu của năm nay, số ca mắc sởi vẫn không ngừng tăng lên. Tại các bệnh viện vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp trẻ mắc biến chứng nặng.

Bệnh sởi – những điều cần biết

TS.BS Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tỉ lệ lây lan của bệnh sởi cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Trẻ chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ là nhóm đầu tiên dễ bị sởi tấn công. Bên cạnh đó, virus sởi có độc lực rất mạnh. Những trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ mắc bệnh mạn tính, trẻ đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, khi mắc sởi sẽ diễn tiến nặng, có thể tử vong.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, cũng cho biết, cùng với những biến chứng cấp tính trong giai đoạn bị bệnh, trẻ mắc sởi thường bị ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, hậu quả có thể kéo dài cả năm sau.

“Có hai biến chứng lâu dài của bệnh sởi mà mọi người ít để ý. Thứ nhất là trẻ dễ bị còi cọc. Bởi sau khi mắc sởi, hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, khả năng hấp thu kém nên khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Thứ hai là ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Virus sởi có thể làm cho hệ miễn dịch tạm thời quên đi miễn dịch đã có. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng đến hàng năm. Do đó, trẻ mắc sởi rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là bệnh lao”.

Cũng theo khuyến cáo của BS Trương Hữu Khanh, khi trẻ mắc sởi, bệnh khiến trẻ rất mệt mỏi, biếng ăn, do đó các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, còi cọc sau mắc sởi.

Đọc thêm: Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm nặng

Cách chăm sóc giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe sau mắc sởi

Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi mắc sởi, TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam hướng dẫn, chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitmain và khoáng chất. Bữa ăn của trẻ nên đa dạng các loại thực phẩm.

“Cha mẹ nên đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ ít nhất có 5 nhóm thực phẩm, bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm từ sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ quả, nhóm thịt cá, nhóm trứng và các loại hạt… Nhóm rau củ thì nên chọn rau củ màu vàng sẫm, màu xanh đậm. Nhóm đạm thì nên chọn những loại đạm có giá trị sinh học cao đồng thời giàu các yếu tố vi lượng như sắt và kẽm, đó là: thịt, trứng, cá. Đồng thời, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây tươi để vừa cung cấp chất xơ, vừa bổ sung vitamin cho cơ thể. Nếu trẻ kém ăn, các bậc cha mẹ nên chọn những loại thực phẩm với đậm độ năng lượng cao, dù trẻ ăn ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi trẻ bị ốm sốt, các bậc cha mẹ nên chú ý bù đủ nước cho bé. Ví dụ như là trẻ 10kg, nhu cầu một ngày sẽ cần 1 lít chất lỏng, bao gồm cả sữa và nước. Nếu như bé trên 10kg thì ta sẽ tính là 10kg đầu tiên là 1 lít chất lỏng, trọng lượng tiếp theo sẽ tính theo công thức: 50 ml x 1 kg thể trọng. Ví dụ, trẻ nặng 16kg thì một ngày sẽ cần khoảng 1,3 lít nước. Tuy nhiên, khi trẻ sốt chúng ta sẽ tăng thêm khoảng 10% lượng nước cung cấp cho cơ thể, tức khà khoảng 1,4 lít nước/ngày” - TS- BS Trương Hồng Sơn hướng dẫn.

 

Đối với trẻ mắc sởi, vitamin A được coi là chìa khóa chống lại căn bệnh này. TS. BS Trương Hồng Sơn giải thích, vitamin A là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống mù lòa cũng như giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, khi trẻ mắc sởi, nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết.

Bổ sung vitamin A thì đối với trẻ từ dưới 6 tháng có thể cân nhắc liều dùng cho một lần là khoảng 50.000 đơn vị; trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng dùng liều 100.000 đơn vị; trẻ trên 12 tháng và người lớn thì chúng ta có thể dùng một liều duy nhất là trên 200.000 đơn vị. Bên cạnh vấn đề về bổ sung vitamin A liều cao thì chúng ta cũng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A như một số các loại quả có màu vàng, đỏ, các loại thịt, cá, gan, trứng, sữa. Bên cạnh đó, một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin D, vitamin C, omega-3… cũng có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, khắc phục chứng biếng ăn sau khi mắc sởi, các bậc cha mẹ cũng không nên bỏ qua việc bổ sung vitamin B1 cho trẻ” – TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Sau khi trẻ khỏi bệnh sởi, cha mẹ cũng nên theo dõi sự tăng trưởng, phát triển về thể chất của bé để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời. “Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dù bé có mắc sởi hay không thì vẫn cần cân đo cân nặng, chiều cao của bé hàng tháng. Tuy nhiên, khi bé mắc sởi, việc theo dõi sự tăng trưởng của bé cần sát sao hơn. Các bậc cha mẹ có thể đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng, so sánh tiến trình phát triển của trẻ với tháng trước hoặc giai đoạn trước khi mắc sởi để biết được tình trạng dinh dưỡng của con. Từ đó có kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho bé. Nếu chúng ta thiếu thông tin để có thể phục hồi cho con thì có thể liên hệ với các bác sĩ dinh dưỡng để bác sĩ hướng dẫn các biện pháp thực hành dinh dưỡng hiệu quả hơn” – TS.BS Trường Hồng Sơn nói.

Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay! 
Ánh Tuyết - Theo VOV2
Bình luận
Tin mới
  • 22/02/2025

    Thời tiết lạnh và nồm ẩm ảnh hưởng sức khỏe bạn như thế nào?

    Vào mùa xuân ở miền Bắc có hiện tượng thời tiết phổ biến gây khó chịu cho không ít người, đó là khi trời lạnh kèm mưa phùn và nồm ẩm kéo dài từ vài ngày đến cả tuần hoặc thậm chí cả tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây hại cho con người. Cùng tìm hiểu về những tác hại của thời tiết lạnh và nồm ẩm đối với sức khỏe con người qua bài viết sau đây!

  • 21/02/2025

    Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh lậu

    Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do không có triệu chứng rõ ràng ở nhiều trường hợp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.

  • 20/02/2025

    Lì xì đại cát cả năm lộc phát cùng VIAM clinic

    Tết đã qua, nhưng sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất! Để giúp bạn và gia đình bắt đầu năm mới trọn vẹn, VIAM Clinic mang đến chương trình LÌ XÌ ĐẠI CÁT – CẢ NĂM LỘC PHÁT, ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi khách hàng.

  • 20/02/2025

    Các biện pháp dưỡng ẩm da tay khô ráp trong mùa đông

    Mùa đông thường khắc nghiệt với đôi tay của bạn. Đôi tay của bạn có thể mịn màng, mềm mại và dịu nhẹ vào tháng hè, nhưng khi đến mùa đông, đôi tay có thể chuyển sang màu đỏ, nứt nẻ và thô ráp.

  • 19/02/2025

    Cách làm 6 loại đồ uống tại nhà khi bị cảm lạnh

    Khi bị cảm lạnh, cơ thể rất cần bù nước. Ngoài nước lọc thông thường, bạn hoàn toàn có thể chế biến 6 loại đồ uống dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh.

  • 19/02/2025

    Dùng Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống nào?

    Người bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống cản trở quá trình kiểm soát đường huyết.

  • 19/02/2025

    Cách kiểm soát mụn trứng cá nghiêm trọng

    Mụn trứng cá nghiêm trọng thường xuất hiện ở nhiều nơi, mụn sâu, thường gây đau đớn, khó chịu và để lại sẹo thâm. Điều tốt nhất bạn có thể làm khi gặp tình trạng này là đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị. Hãy tìm hiểu về dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả nhé !

  • 18/02/2025

    Dùng Tamiflu có an toàn cho trẻ em không?

    Tamiflu có tác dụng khi sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng và có kết quả test dương tính với cúm A hoặc cúm B. Tuy nhiên, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hay cần có chỉ định của bác sĩ?

Xem thêm