Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, nên ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ ăn uống dồi dào axit béo omega-3 - có thể là cá và trứng nhiều dầu - và ít thực phẩm chế biến, dầu và đường, là tối ưu để giúp bạn phòng tránh và vượt qua cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.

Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS ) cho biết phụ nữ nên hướng đến chế độ ăn nhiều cá hồi, trứng và rau, thay vì chuyển sang ăn thoải mái các món kẹo, sô cô la và đồ ăn mang đi. Điều này là do chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm - phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với chất kích thích.

Trước khi bắt đầu có kinh, các tế bào hình thành niêm mạc tử cung bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng một lượng lớn các chất gây viêm prostaglandin. Các chất hóa học này làm co mạch máu trong tử cung và làm cho lớp cơ co lại, gây ra những cơn đau quặn thắt.

NAMS đã phân tích các nghiên cứu được bình duyệt về chế độ ăn uống và cơn đau kinh nguyệt, được gọi là đau bụng kinh theo y học, để xem loại thực phẩm nào làm trầm trọng thêm và loại nào có thể làm giảm nó.

Họ kết luận rằng một chế độ ăn uống dồi dào axit béo omega-3 - có thể là cá và trứng nhiều dầu - và ít thực phẩm chế biến, dầu và đường, là tối ưu.

Giám đốc y tế NAMS, Tiến sĩ Stephanie Faubion cho biết: “Đau bụng kinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em gái vị thành niên phải nghỉ học, nên điều quan trọng là phải tìm ra các phương án có thể giảm thiểu cơn đau. Thay đổi chế độ ăn uống có thể là một giải pháp tương đối đơn giản có thể giúp giảm đáng kể cho họ”.

Tổng quan tài liệu cho thấy rằng chế độ ăn uống nhiều axit béo omega-6, đường, muối và thịt kích thích chứng viêm, trong khi thực phẩm có nhiều axit béo omega-3 làm giảm viêm.

Các sản phẩm động vật, caffeine và thực phẩm giàu omega-6 có thể làm tăng các phản ứng hóa học này, trong khi thực phẩm giàu omega-3 chống lại tác dụng gây viêm của prostaglandin.

Serah Sannoh, tác giả chính và tốt nghiệp ngành y tế công cộng từ Đại học Rutgers, cho biết: “Nghiên cứu tác động của chế độ ăn uống đối với cơn đau kinh nguyệt bắt đầu như một cuộc tìm kiếm để khắc phục cơn đau mà bản thân tôi đã trải qua.

Tìm hiểu về các loại thực phẩm khác nhau làm tăng và giảm viêm, sau đó làm tăng hoặc giảm cơn đau kinh nguyệt, cho thấy rằng chế độ ăn uống là một trong những yếu tố góp phần vào kết quả sức khỏe mà thường bị bỏ qua”.

Cô ấy nói thêm: “Tôi hy vọng rằng nghiên cứu này có thể giúp những người có kinh nguyệt giảm bớt cơn đau mà họ phải trải qua và làm sáng tỏ tầm quan trọng của các lựa chọn điều trị toàn diện”.

Kết quả sẽ được trình bày trong cuộc họp thường niên NAMS tại Atlanta, diễn ra từ ngày 12-15 tháng 10.

Hơn một nửa số phụ nữ ở Mỹ bị đau kinh nguyệt từ 1-2 ngày mỗi tháng.

Thông thường cơn đau nhẹ, nhưng đối với một số phụ nữ, cơn đau này rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ trong vài ngày trong tháng.

Đối với một số người, cơn đau còn kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và chóng mặt. Các triệu chứng như đầy hơi, ngực căng, thiếu tập trung, thay đổi tâm trạng và mệt mỏi cũng có thể xuất hiện. Đối với nhiều phụ nữ, kinh nguyệt sẽ ít đau hơn khi họ lớn tuổi và cũng có thể cải thiện sau khi sinh.

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên tập thể dục, chườm nóng, ngủ và thư giãn để giảm bớt chứng đau này.

Các bài tập thể dục nhịp điệu như đi bộ và bơi lội sẽ hỗ trợ sản xuất các chất giúp ngăn chặn cơn đau trong cơ thể.

Thảm khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau bụng kinh - Làm sao để giảm đau hiệu quả?

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm