Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau bụng bên phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào?

Đau bụng bên phải là triệu chứng thường gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng chúng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Chúng ra cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí nhé.

Đau bụng bên phải dữ dội, lâu dài có thể gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng tiến triển từ nhẹ đến nặng. Có thể triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, sinh sản hoặc đường tiết niệu. Đừng quá lo lắng hay căng thẳng, hãy bình tĩnh đánh giá mức độ của cơn đau, thời gian đau.., và tham khảo một số nguyên nhân sau.

Đầy hơi

Dạ dày của chúng ta nằm phía trên rốn, hơi lệch về bên trái, vì vậy hầu hết các cơn đau do đầy hơi thường nằm ở giữa bụng hoặc ở bên trái, còn gọi đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, đôi khi, khí sẽ tràn sang bên phải và gây ra đau bụng. Điều này xảy ra khi chúng ta ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm cũ, lâu ngày. Đôi khi do thay đổi thực đơn hoặc ăn những thực phẩm lạ. Đầy hơi sẽ giảm bớt theo thời gian vậy nên hãy thử vận động, tập thể thao, đi bộ... cơn đau do đầy hơi sẽ hết.

Khó tiêu

Khi bị khó tiêu, bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên và cảm giác này có thể nằm ở bên phải vùng bụng. Chứng khó tiêu không nghiêm trọng và có thể xảy ra nếu chúng ta ăn quá nhanh hoặc sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê. Việc ăn các thực phẩm có tính acid như cà chua, chanh hay đồ ăn cay nóng như ớt, mù tạt... cũng khiến cơn đau bụng kéo dài. Chứng khó tiêu sẽ tự biến mất; nếu tiếp tục tái phát, kéo dài trong khoảng thời gian hai tuần thì hãy đi khám để xin sự hướng dẫn của bác sĩ.

Co thắt cơ bắp

Vận động nhanh và mạnh hơn bình thường sẽ khiến cơ hoành hoạt động nhiều hơn. Khi vận động vượt quá giới hạn bình thường, có thể gây áp lực nhiều cho cơ bụng. Khi gây ra căng cơ quá mức,  một số các sợi cơ nhỏ có thể sẽ bị rách do uốn cong quá mức, xoắn vặn hoặc thậm chí giật quá đột ngột các nhóm cơ bắp vùng bụng. Để phòng tránh, hãy làm nóng cơ thể bằng các động tác khởi động và chạy bộ nhẹ để giúp kéo giãn các cơ, sau đó sẽ lập luyện cường độ cao hơn nhưng không nên quá giới hạn cho phép.

Thoát vị thành bụng

Triệu chứng xuất hiện khi tạo ra áp lực mạnh làm đẩy một số mô mềm qua thành cơ bụng. Một lỗ hổng hoặc vết rách trên thành bụng có thể hình thành ở các cơ bụng do căng quá mức khi nâng trọng lượng hoặc kéo quá mạnh bằng cách sử dụng các nhóm cơ bụng. Triệu chứng này có thể gây đau đớn ngay sau khi tập thể dục, hoặc thậm chí có thể xuất hiện một cơn đau nhói mạnh và đột ngột trong khi tập thể dục, cần trao đổi ngay với bác sĩ và can thiệp y tế sớm.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là nghi vấn hàng đầu với những ca đau bụng bên phải. Nguyên nhân là vì cơn đau nằm ở ngay vị trí của ruột thừa trong bụng. Nếu bạn bị viêm ruột thừa thì cơn đau bụng thường ở phần dưới của bụng về bên phải. Thông thường, khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: buồn nôn, sốt, tiêu chảy, táo bón... Viêm ruột thừa có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh, nhất là khi đoạn ruột thừa vỡ ra, do đó cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là sự xuất hiện túi chứa chất lỏng bên trong buồng trứng, thường không gây đau đớn hay khó chịu, có thể tự biến mất.

Tuy nhiên, trường hợp u lớn, nếu bị vỡ có thế dẫn tới triệu chứng: đau bụng âm ỉ, đầy hơi, nặng bụng. Cần tới bệnh viện ngay nếu xuất hiện biểu hiện kèm theo như: đau bụng đột ngột, sốt, da lạnh, thở nhanh, mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung 

Tuy hiếm gặp, nhưng ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, trứng khi được thụ tinh có thể sẽ làm tổ bên ngoài tử cung, thường là ở một trong các ống dẫn trứng. Đây được gọi là mang thai ngoài tử cung. Điều này có thể gây ra đau cục bộ nghiêm trọng ở bên phải hoặc bên trái vùng bụng. Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đau vùng chậu là những triệu chứng khác của thai ngoài tử cung. Bệnh thuộc loại cấp cứu khẩn cấp.

Sỏi thận

Sỏi thận là kết quả của quá trình tích lũy muối và khoáng chất, hình thành các tinh thể. Người bệnh không thể cảm nhận được sự hình thành này cho tới khi sỏi đủ lớn, di chuyển trong thận và niệu quản, gây cảm giác đau quặn ở khu vực bụng dưới, lưng, hông, háng. Triệu chứng đau còn tùy thuộc vào kích thước, loại sỏi, vị trí sỏi di chuyển.

Táo bón

Khi bị táo bón và nhất là khi táo bón mãn tính sẽ gây ra khó chịu, triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng mất nước, phân sẽ bị kẹt trong cơ thể bạn. Các triệu chứng khác của chứng táo bón bao gồm đau quặn bụng và đầy hơi, đau lưng dưới và áp lực bàng quang.

Sỏi mật

Nếu cơn đau ở phía trên bên phải của bụng, đó có thể là do sỏi mật.Túi mật  là cơ quan giải phóng mật giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Túi mật có thể bắt đầu hình thành sỏi mật nếu lượng mỡ trong máu cao, estrogen hoặc béo phì. Bất kể nguồn nào, khi sỏi chặn ống mật  cơn đau đột ngột sẽ xảy ra. Nếu có triệu chứng, hãy đi khám, bạn có thể sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật nếu cần thiết.

Khi cơn đau bụng bên phải âm ỉ lâu dài đồng thời cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt các thuốc giảm đau, hạ sốt. Bởi điều này không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới việc chẩn đoán bệnh. Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám nội soi, chụp khung đại tràng và điều trị kịp thời. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm