Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khỏe?

Mỡ lợn hay dầu ăn đều chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn đọng các khuyết điểm. Thay vì lựa chọn một trong hai, các bà nội trợ nên kết hợp hài hòa, đúng liều lượng.

Dầu ăn và mỡ lợn là những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Cả dầu ăn và mỡ lợn đều chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, nhất là trẻ ở giai đoạn 6-12 tuổi. Bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng khi 1g chất béo sẽ cung cấp 9kcal cho cơ thể. 

Đồng thời, chúng còn đóng vai trò là dung môi hòa tan các vitamin, tham gia cấu tạo nên các tế bào, dịch thể ở trung ương não bộ và cung cấp cho trẻ những axit béo cơ thể không thể tự tổng hợp.

Bên cạnh đó, khi các món ăn được chế biến cùng dầu ăn hoặc mỡ lợn sẽ đầy đủ hương vị, thơm ngon, bắt mắt, kích thích trẻ ăn nhiều hơn. 

Dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khỏe? - 1

Cả dầu ăn và mỡ lợn đều có ưu, nhược điểm riêng.

(Ảnh minh họa: Getty Images)

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của dầu ăn, mỡ lợn

Theo Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, mỡ lợn hay chất béo động vật là thực phẩm giàu vitamin B, D và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể hấp thụ thêm nhiều canxi. Chúng còn chứa lecithin và cholesterol tốt, đây là những chất dinh dưỡng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển hệ thần kinh não bộ.

Còn dầu ăn thực vật chứa nhiều axit béo chưa no cũng như không có cholesterol. Điều đó sẽ giúp giảm đi lượng cholesterol xấu trong máu. Không chỉ thế, dầu ăn còn chứa các vitamin như E, K và rất dễ hấp thu, vượt trội hơn hẳn so với mỡ lợn.

Nên cân bằng dinh dưỡng giữa dầu ăn và mỡ lợn

Cả dầu ăn và mỡ lợn đều có những ưu cùng khuyết điểm riêng, rất khó để so sánh nên sử dụng loại nào thay loại nào. Ví dụ điển hình như việc trong mỡ lợn các thành phần cấu tạo nên thành tế bào thần kinh, mà chất này lại hoàn toàn không có trong dầu ăn thực vật. Hay việc dầu ăn làm giảm lượng cholesterol xấu nhưng cũng vô tình làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong máu.

Ngoài ra, mỡ lợn cũng có hàm lượng axit béo bão hòa cao, nếu dùng nhiều sẽ bị thừa chất và không tốt cho trẻ. Còn dầu ăn lại chứa tỷ lệ omega 3, omega 6 không cân đối, dễ làm tăng nguy cơ viêm. 

Đồng thời, dầu ăn cũng dễ bị oxy hóa. Quá trình này diễn ra sẽ làm thay đổi bản chất và sản sinh các chất không có lợi cho sức khỏe. Nếu dùng để chiên rán thì hoàn toàn không tốt bằng mỡ lợn. Vì vậy, cách tốt nhất chính là kết hợp giữa dầu ăn và mỡ lợn với lượng khuyến nghị.

Cụ thể, với trẻ bố mẹ nên ưu tiên dùng mỡ lợn hơn dầu ăn thực vật. Tỷ lệ tham khảo là 70/30 để cân bằng dinh dưỡng nạp vào. Quan trọng hơn, bố mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ nấu ăn và không tái sử dụng lại dầu mỡ. Nếu không, các chất độc sẽ sinh sôi, tăng nồng độ cholesterol xấu, làm tổn thương cơ thể. Theo các chuyên gia, nên sử dụng dầu mỡ, nhiệt độ tốt nhất khi chiên nên là 160-180 độ C, khi xào nên là 120 độ C và nướng là 180 độ C.

Khi xào nấu thức ăn, để đảm bảo vừa ngon miệng, vừa giữ được chất lượng của chất béo, chúng ta nên phối hợp như sau: 

- Phi một ít hành hoặc tỏi với mỡ rồi cho thực phẩm vào xào, nêm mắm muối vừa đủ, nấu chín.

- Sau đó cho thêm 1-2 thìa dầu ăn trộn đều rồi bắc ra. 

Dầu, mỡ dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất béo thể trans và các chất độc hại có nguy cơ gây ung thư. Do vậy chất béo đã qua sử dụng (rán, quay) nên bỏ đi, không tái sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách sử dụng các loại dầu và mỡ tốt nhất cho sức khoẻ.

Hà An - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm