Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da khô như thế nào?

Da bạn khô như sa mạc? Hãy đọc các thói quen chăm sóc da dưới đây để giúp giữ cho làn da của bạn luôn ẩm ướt và mềm mịn nhé!

Kiểm tra các dấu hiệu khô da

Kiểm tra các dấu hiệu khô da ngay từ khi chúng mới xuất hiện có thể giúp bạn thay đổi thói quen chăm sóc da ngay lập tức, do đó có thể tránh được việc làm cho tình trạng khô da ngày một nặng hơn. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng khô da là có cảm giác đau hoặc ngứa. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy các mảng da thô, bong tróc và thậm chí là nứt nẻ và chảy máu xuất hiện trên da.

Biết được nguyên nhân gây khô da

Chăm sóc cho da khô đôi khi chỉ đơn giản là việc loại bỏ các yếu tố nguy hại từ môi trường hoặc loại bỏ các thói quen xấu gây khô da. Thường xuyên tiếp xúc với không khí khô hoặc ra ngoài nắng quá nhiều mà không bảo vệ da là những yếu tố môi trường khiến da bị khô. Theo Viện Lão khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thì các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống ít nước cũng là những yếu tố góp phần dẫn đến làn da khô và ngứa ngáy. Bản thân việc lão hóa đã là một nguyên nhân gây khô da. Khi chúng ta lớn tuổi, da sẽ bắt đầu mỏng hơn và mất dần tuyến mồ hôi cũng như các tuyến dầu. Một số tình huống căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể khiến tình trạng khô da diễn biến nặng hơn ở một số người.

Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân gây khô da của mình, hoặc nếu nguyên nhân gây khô da nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì bạn nên thay đổi một số thói quen chăm sóc da hàng ngày hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu.

Rửa sạch mặt một cách nhẹ nhàng

Kể cả khi da bạn thuộc loại da khô, thì bạn vẫn nên rửa mặt và làm sạch da hàng ngày để tránh bị mụn. Sử dụng đúng loại sữa rửa mặt dành cho da khô là một điều rất quan trọng. Loại sữa rửa mặt thích hợp cho làn da khô nhất là loại sữa rửa mặt không chứa xà phòng thô, không chứa cồn hoặc benzoyl peroxide. Đây là những thành phần có thể sẽ khiến da mặt mất đi lớp dầu tự nhiên – vốn đã rất quý giá với làn da khô. Bạn cũng nên sử dụng nước ấm, chứ không phải là nước nóng để rửa mặt, nhằm tránh làm da bị khô thêm.

Làm sạch sâu (toner) là việc không bắt buộc

Các sản phẩm làm sạch sâu, hay còn gọi là toner là các sản phẩm chăm sóc da có thành phần chính là nước, được sử dụng sau khi bạn rửa sạch mặt và là bước rửa mặt cuối cùng. Thông thường, toner sẽ giúp mặt bạn thêm sạch hơn và có thể sẽ chứa thêm một vài thành phần nhằm mục tiêu điều trị một số tình trạng về da liễu nhất định (ví dụ như mụn trứng cá hoặc da dầu). Đối với làn da khô, bạn nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng các sản phẩm toner, vì nếu lựa chọn sai sản phẩm toner thì có thể sẽ khiến da bạn càng khô hơn. Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, bạn nên sử dụng một sản phẩm toner không chứa cồn để có thể dưỡng ẩm cho da và duy trì được cân bằng pH cho làn da.

Dưỡng ẩm cho da hai lần vào sáng và tối

Sau khi rửa sạch mặt và sử dụng toner, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm da ngay lập tức để khóa các phân tử nước lại trên bề mặt da. Nếu da bạn khô, bạn nên dưỡng ẩm da cả ban ngày và ban đêm. Bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng một loại mặt nạ có dầu (nên là sự pha trộn của các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật), sau đó, sử dụng thêm một sản phẩm siêu dưỡng ẩm vào buổi tối. Bạn cũng có thể tự tạo ra các loại mặt nạ tại nhà để dưỡng ẩm cho da của mình.

Giặt sạch khăn mặt

Cho dù da của bạn thuộc loại gì, thì bạn cũng nên giặt sạch khăn mặt và thay khăn mặt hàng ngày. Vi khuẩn có thể sẽ tích tụ lại trên khăn mặt và gây kích ứng da cũng như khiến da mọc mụn.

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc trực tiếp với tia UV sẽ làm tổn thương bề mặt của da. Việc này không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư da của bạn, mà còn làm tăng tốc độ lão hóa da và làm khô da của bạn. Do vậy, bất cứ khi nào cần ra ngoài, hãy đảm bảo rằng da của bạn được bảo vệ đầy đủ khỏi ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30 hàng ngày, cho dù đó là ngày mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm