Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

COVID-19 có lây lan qua tiền giấy và tiền xu?

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trên tiền giấy, tiền xu và liệu chúng ta có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc tiền mặt không?

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trên tiền giấy, tiền xu và liệu chúng ta có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc tiền mặt không?

COVID-19 là bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể, làm tổn thương một số cơ quan và có thể dẫn đến tử vong. Hơn 1,5 năm kể từ khi bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, dịch bệnh tới nay đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và vẫn đang tàn phá nhiều nơi trên thế giới.

Virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong không khí và rất dễ lây lan. Nó thường xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng, mũi và trực tiếp xâm nhập vào phổi. Nỗi lo sợ bị lây nhiễm COVID-19 từ tiền giấy và tiền xu đã thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc.

COVID-19 có lây lan qua tiền giấy và tiền xu? - 1

Ngân hàng Trung ương Châu Âu mới đây phối hợp với Khoa Vi sinh Y sinh và Phân tử Đại học Công lập Bochum, Đức nghiên cứu về khả năng lây truyền của virus qua tiền mặt và tiền xu. Các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp đặc biệt để xác định xem bao nhiêu hạt virus lây nhiễm có thể truyền từ tiền giấy và tiền xu sang da tay trong điều kiện thực tế.

Kết quả cho thấy, trong điều kiện thực tế, rủi ro nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với tiền mặt là rất thấp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí iScience.

SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trên tiền giấy? 

Để tìm hiểu virus SARS-CoV-2 có thể tồn trên tiền xu và tiền giấy trong bao lâu, các nhà nghiên cứu xử lý các loại tiền xu và tiền giấy euro khác nhau bằng các dung dịch virus nồng độ khác nhau. Họ quan sát trong nhiều ngày. Một bề mặt thép không gỉ được sử dụng như “vật đối chứng” trong mỗi trường hợp. 

Kết quả, trong khi virus lây bệnh vẫn hiện diện trên bề mặt thép không gỉ sau 7 ngày, thì trên tờ tiền 10 euro, chỉ mất 3 ngày để virus biến mất hoàn toàn và lần lượt là 6 ngày, 2 ngày và 1 giờ đối với các đồng 10 xu, 1 euro và 5 xu. Nhà nghiên cứu Daniel Todt tại Đại học công lập Bochum giải thích, việc tải lượng virus giảm nhanh chóng ở đồng 5 xu là do đồng tiền này được làm bằng đồng. Đây là loại chất liệu khiến virus kém ổn định hơn.

COVID-19 lây từ tiền giấy sang tay người thế nào?

Các nhà nghiên cứu cũng phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu khả năng lây truyền virus từ bề mặt sang đầu ngón tay. Tiền giấy, tiền xu và các tấm PVC giống thẻ tín dụng bị nhiễm virus corona vô hại và trong các điều kiện bảo vệ cao, cũng có virus SARS-CoV-2.

Sau đó những bề mặt này, khi vẫn còn ẩm hoặc đã khô, được các tình nguyện viên chạm vào bằng đầu ngón tay đối với virus corona vô hại hoặc bằng da nhân tạo đối với virus SARS-CoV-2.

Sau đó, các tế bào nuôi cấy được cấy với các virus bám trên đầu ngón tay. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định số lượng các hạt virus vẫn còn khả năng lây nhiễm. Theo Nhà nghiên cứu Daniel Todt, ngay sau khi dung dịch khô đi, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự lây truyền của virus gây bệnh. Vì thế, trong điều kiện thực tế, việc lây nhiễm SARS-CoV-2 từ tiền mặt là rất khó xảy ra.

Kết quả nghiên cứu trùng khớp với những nghiên cứu khác cho thấy, trong phần lớn các trường hợp, virus gây bệnh lây truyền qua các hạt sol khí hoặc giọt bắn. Việc nhiễm viurs qua bề mặt hầu như rất khó. Nghiên cứu hiện tại được thực hiện với biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2. Dù vẫn cần nghiên cứu thêm, nhưng các nhà khoa học giả định rằng các biến thể khác, chẳng hạn như biến thể Delta hiện đang chiếm ưu thế, cũng hoạt động tương tự.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Phát hiện mới - virus corona tồn tại lâu hơn trên khẩu trang y tế.

Theo VTC
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm