Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyên gia tiết lộ những điều chưa biết về bơ thực vật

Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về bơ thực vật (margarine) và cách dùng.

Bơ thực vật ngày càng giữ vai trò quan trọng trong bữa ăn gia đình Việt nhưng nhiều người chưa nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng đúng chuẩn. Theo Chuyên gia CKII Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, vị bơ thực vật vừa béo, vừa thơm, được nhiều thế hệ yêu thích vì giúp tăng độ hấp dẫn cho các món ăn quen thuộc như: bắp xào bơ, bánh mì bơ đường, bắp rang bơ, bít-tết bơ tỏi...

"Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng còn quan ngại, thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng - tần suất, cách sử dụng và quy trình sản xuất của bơ thực vật", bác sĩ nói.

Bơ thực vật có vị béo thơm, giúp bữa ăn của gia đình Việt đậm đà hơn.

Bơ thực vật (margarine) có nguồn gốc từ một số dầu thực vật và được sản xuất qua quá trình hydro hóa để chuyển từ dạng lỏng thành dạng cứng hoặc dẻo và có thể đóng thành bánh. Hiểu đơn giản là thực phẩm này không làm từ sữa mà có thành phần là dầu thực vật, chứa nhiều axít béo chưa bão hòa và không chứa cholesterol.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association/AHA) chất béo không bão hòa nhiều nối đôi có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Sự phát triển của công nghệ hiện đại giúp các nhà sản xuất loại bỏ chất béo chuyển hóa trans fat trong bơ thực vật về 0% theo tiêu chuẩn FDA. Thực phẩm này còn chứa vitamin A và E tự nhiên, giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.

Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp.

Bác sĩ Ngọc Diệp cho hay: "Bất kể bạn chọn sản phẩm nào, kiểm soát lượng tiêu thụ là yếu tố rất quan trọng". Chuyên gia cũng gợi ý những mẹo nhỏ, dễ thực hiện khi muốn mang hương vị bơ thực vật vào bữa ăn:

Cân bằng hàm lượng chất béo mỗi bữa ăn

Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa là những thành phần dinh dưỡng có lợi với sức khỏe nếu dùng đúng cách, theo bác sĩ Ngọc Diệp.

Lượng chất béo nên dùng hàng ngày trong khoảng 20-25% và không nên quá 30% nhu cầu năng lượng. Lượng chất béo bão hòa dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày.

"Người trưởng thành bổ sung trung bình khoảng 40-60g chất béo mỗi ngày, trong đó nên ăn ít hơn 20g mỗi ngày", bác sĩ nhấn mạnh.

Hiểu rõ tình trạng cơ thể

Lượng chất béo hấp thụ nên tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với chế độ ăn có chất béo, dựa trên xu hướng di truyền, tình trạng sức khỏe hiện tại, giới tính và mô hình dinh dưỡng tổng thể. Không có thực phẩm nào hoàn toàn tốt hoặc xấu với sức khỏe, điều quan trọng cần chọn sản phẩm hợp với thể trạng và tiêu thụ với hàm lượng chừng mực.

Chọn bơ thực vật chất lượng, có thương hiệu, xuất xứ

Trong thực tế, các thương hiệu đã dần loại bỏ chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật theo khuyến nghị của FDA nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

"Đừng lo lắng nếu bạn yêu món bánh mì phết bơ đường, bắp rang bơ hay dùng bơ thực vật để chế biến. Sản phẩm này không ảnh hưởng sức khỏe, miễn là dùng sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn thực phẩm cùng hàm lượng hợp lý", bác sĩ Ngọc Diệp nói thêm.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bơ tốt, nhưng dầu ôliu còn tốt hơn!

Hiếu Châu (ảnh: Tường An) - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
Xem thêm